Home / Ngữ văn / Văn bình luận / Bình luận câu nói Nhàn cư vi bất thiện

Bình luận câu nói Nhàn cư vi bất thiện

Bình luận câu nói Nhàn cư vi bất thiện – Bài làm 1

Dân tộc ta có rất nhiều những câu ca cao tục ngữ hay, nó có ý nghĩa giáo dục con người vô cùng sâu sắc và để lại cho con người cần suy nghĩ, như xưa các cụ đã từng nói “ nhàn cư bất thiện” câu này đã nói lên những bài học về lao động và sự rèn luyện của con người.

Nhàn cư bất thiện nó có nghĩa là nếu con người mà nhàn dỗi quá thì thường làm những điều trái và dẫn đến nó không được lương thiện, câu đó rất đúng bởi con người cần phải lao động cần phải làm việc và tạo nên những thú vui cho mình bằng việc lao động, không nên lười biếng và điều đó tạo nên sự nhàm chán và rồi con người thường tìm đến những cái thú vui xa xỉ và nó trái với chuẩn mực đạo đức của xã hội.

Điều này đã được đúc kết từ xưa đến nay, nó rất đúng đắn và để lại những suy nghĩ rất sâu sắc cho con người, trải nghiệm từ ngàn đời xưa đến nay câu này nó mang một tầm ý nghĩa vô cùng to lớn để lại những hiểu biết vô ngàn cho con người, mỗi chúng ta đều thấy được điều đó qua hành động và những tấm gương hay những cá nhân trong xã hội. Những người luôn cố gắng rèn luyện rèn rũa để trở thành những người có ích cho xã hội là những con người cực kì có ý nghĩa và là những người lương thiện. Họ luôn cố gắng tu dưỡng và trau dồi bản thân, chịu khó lao động, trước tiên họ là những con người làm chủ được bản thân và xã hội, họ biết vươn lên trong cuộc sống, biết chăm chỉ làm việc để nuôi sống chính mình và giúp đỡ được gia đình, không phụ thuộc vào gia đình, biết tự lo cho cuộc sống và làm những điều ý nghĩa và cần thiết nhất.

Những con người đó vô cùng đáng được khen ngợi, họ là những con người luôn luôn biết lo lắng và biết tu dưỡng bản thân từng ngày, chăm chỉ lao động, dân ta đã có câu lao động là vinh quang, chỉ có lao động chân chính mới làm cho họ trở thành những con người có ích cho xã hội. Và những người không bao giờ chịu lao động, họ chỉ biết ăn chơi xa đọa thì đều làm nên những con người không có ích và là thành phần đáng bị phê phán trong xã hội này. Chỉ biết ăn chơi xa đọa, lười lao động và chỉ nghĩ đến việc gì mà không làm mà có ăn .

Xem thêm:  Giải thích câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim

Những người mà lười lao động lúc nào cũng chỉ muốn ăn chơi, mà lại được sung sướng họ lúc nào cũng nghĩ đủ mọi cách để làm được những điều mà họ thích nhưng không phải bằng con đường lao động chân chính, những con người đó là căn nguyên  của tội lỗi, họ đã làm cho những người xung quanh bị ảnh hưởng và dường như nó để lại những điều cực kì xấu cho mỗi con người. Mỗi chúng ta đang ngày càng thể hiện được điều đó mạnh mẽ vô cùng khi xã hội ngày càng có nhiều những việc khó khăn và nó khiến con người ta nản trí vô vọng và dường như bị gục ngã trước hoàn cảnh.

Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có rất nhiều những copn người luôn luôn chịu khó rèn luyện chịu khó lao động để có được những điều tốt nhất cho bản thân của họ, để làm được điều đó mỗi người luôn luôn phải rèn luyện và không ngừng tu dưỡng đạo đức, cần chăm chỉ làm việc và học tập không nên buông thả bản thân làm những điều không tốt, điều đó chỉ làm cho giá trị của họ được mở rộng và góp phần mạnh mẽ vào một xã hội văn minh và hiện đại hơn, mỗi chúng ta cần làm nên những điều đó, qua việc học tập và tích cực học tập.

Như trong cuộc sống chúng ta đã chứng kiến rất nhiều những hình ảnh và con người lười lao động, chính vì vậy họ sinh ra có những suy nghĩ tiêu cực và không tốt cho chính xã hội của mình, những việc họ làm chỉ làm cho cuộc sống của họ tiêu cực và buông thả họ nhiều hơn, những người quá nhàn dỗi thường là những người không chịu suy nghĩ để làm nên niềm vui và giá trị cho chính bản thân mình, để làm được những điều đó mỗi người chúng ta nên rèn luyện và để cho bản thân vào một khuôn phép và giá trị của cuộc sống.

Xem thêm:  Bình luận câu tục ngữ Pháp: Tiền bạc là người đầy tớ trung thành và là người chủ xấu tính

Hầu hết chúng ta thấy những tệ nạn xã hội đều xuất phát từ những con người nhàn cư, nhàn dỗi đến mức họ có những thú vui mà sai chuẩn mực xã hội như ma túy, nghiện hút, chơi cờ bạc … tất cả những điều trái pháp luật đó là do họ nhàn dỗi, và không tích cực làm việc sinh ra lại có những hành động tiêu cực và nó ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của mỗi con người và toàn xã hội.

Mỗi chúng ta cần phải tích cực học tập tu dưỡng và đạo đức thật tốt để trở thành những con người có ích cho xã hội để làm được điều đó, chúng ta cần phải rèn luyện bản thân mỗi ngày tránh xã những thói hư tật xấu ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống cũng như cuộc đời của mỗi người.

Bình luận câu nói Nhàn cư vi bất thiện – Bài làm 2

Thường trong xã hội, ai cũng mơ ước mình có được một cuộc sống an nhàn, sung sướng để khỏi phải chạy vạy từng miếng cơm manh áo. Được như thế hạnh phúc biết bao! Thế nhưng người Trung Hoa lại có câu: “Nhàn cư vi bất thiện”. Vậy “nhàn cư” có phải là cuộc sống mà ta hằng mơ ước không ? Ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ trên là thế nào?

“Nhàn cư” là cuộc sống an nhàn. Bởi xưa kia các vị quan ở ẩn cũng như những thi nhân ai cũng chọn cho mình cuộc sống nhàn lúc về quê. Cuộc sống nhàn của họ là sống hòa mình với niềm vui lao động: vườn hoa cây kiểng hoặc “một mai, một cuốc, một cần câu”. Họ sống xa rời vòng danh lợi, không muốn bon chen để mưu cầu vinh hoa phú quý. Đó là cách sống thể hiện tiết tháo của nhà nho. Còn chữ “nhàn” mà câu tục ngữ nói ở đây là sự ở không, không biết làm việc gì, không có việc gì để làm, chỉ biết sống hưởng thụ, ăn bám vào người khác. Cách sống đó, ở không, nhàn rỗi như vậy dễ sinh ra điều không tốt “vi bất thiện”. Câu tục ngữ muốn đề cập đến: sự lười biếng, ăn không ngồi rồi sẽ sinh ra nhiều thói hư tật xấu.

Xem thêm:  Bình luận về tri thức giả trong cuộc sống

Rõ ràng là như vậy. Khi một người không có một nghề nghiệp gì cả, không có một định hướng nào trong cuộc sống chỉ biết có sẵn của không cần suy nghĩ, không làm gì để giúp ích cho ai cả, thì những con người đó di sinh ra những việc làm sai quấy. Thế là những trò tiêu khiển được đặt ra: bài bạc, rượu chè, hút xách. Dần dần chúng trở thành thói quen không bỏ được. Nhu cầu cuộc sống ngày càng cao, đòi hòi của con người ngày càng nhiều, trong khi những kẻ lười biếng kia không chịu làm việc mà lại muốn có đủ tất cả. Dẫu cho gia đình cố “tiền muôn bạc vạn” dần dần cũng sẽ suy sụp rồi trở nên nghèo túng. Lúc này, những “con nghiện” quen hưởng thụ kia tất phải trở thành kẻ xấu. Họ cố tìm ra những mưu mô gian xảo nhất để kiếm ra tiền: từ chỗ lường gạt, trộm cướp thậm chí dẩn đến chỗ giết người. Đó là hậu quả của việc “nhàn cư” rất tai hại.

Một nhà tư tưởng phương Tây cũng đã nói: “Sự ăn không ngồi rồi là mẹ đẻ của các tật xấu”. Điều ấy không sai.

Check Also

Bình luận câu tục ngữ Pháp: Tiền bạc là người đầy tớ trung thành và là người chủ xấu tính

Bình luận câu tục ngữ Pháp: Tiền bạc là người đầy tớ trung thành và là người chủ xấu tính

Bình luận câu tục ngữ Pháp: Tiền bạc là người đầy tớ trung thành và …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *