Home / Địa lý / Giải bài tập Địa lý 11 / Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 11: Khu vực Đông Nam Á

Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 11: Khu vực Đông Nam Á

Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 11: Khu vực Đông Nam Á

TIẾT 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

(trang 99 sgk Địa Lí 11): – Dựa vào hình 11.1, hãy cho biết khu vực Đông Nam Á tiếp giáp với các biển và đại dương nào? Nêu ý nghĩa của biển và đại dương đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực.

Trả lời:

– Tiếp giáp các biển: Andaman, Araphura; các đại dương: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.

– Ý nghĩa: Có điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển, giao lưu giữa các nước trong khu vực và giữa khu vực với thế giới bằng đường biển.

(trang 99 sgk Địa Lí 11): – Dựa vào lược đồ "Các nước trên thế giới" trang 4, 5 trong sách giáo khoa, đọc tên các quốc gia thuộc Đông Nam Á lục địa, Đông Nam Á hải đảo.

Trả lời:

– Các quốc gia thuộc Đông Nam Á lục địa: Mi-an-ma, Lào, Thái Lan, Căm-pu-chia, Việt Nam, Ma-lai-xi-a.

– Các quốc gia thuộc Đông Nam Á hải đảo: Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Đông Ti-mo, Phi-lip-pin.

(trang 99 sgk Địa Lí 11): – Việc phát triển giao thông của Đông Nam Á lục địa theo hướng đông – tây có những ảnh hưởng gì đôi với sự phát triển kinh tế – xã hội?

Trả lời:

Do hướng của địa hình khu vực Đông Nam Á chủ yếu hướng tây bắc – đông nam hoặc bắc – nam (cá biệt có phần lãnh thổ In-đô-nê-xi-a trên đảo Tần Ghi-nê có hướng đông tây) nên việc phát triển giao thông theo hướng đông – tây gặp nhiều trở ngại, tuy nhiên là hết sức cần thiết, đặc biệt đối với các nước Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Căm-pu-chia và Việt Nam. Các nước này có chiều dài lãnh thổ gần như theo hướng bắc – nam, nên cần thiết phải phát triển các dự án phát triển giao thông theo hướng đông – tây để tạo thuận lợi trong thông thương, hợp tác cùng phát triển.

Bài 1: Nêu những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên trong sự phát triển kinh tế của khu vực.

Lời giải:

– Thuận lợi:

+ Khí hậu nóng, ẩm; hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi đặc, thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới.

+ Lợi thế về biển: Các nước trong khu vực (trừ Lào) đều giáp biển, thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển cũng như thương mại, làng hải.

+ Có điều khoáng sản, đặc biệt có nhiều dầu khí (ở vùng thềm lục địa) là nguồn nguyên, nhiên liệu cho phát triển kinh tế.

+ Diện tích rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm lớn, tài nguyên rừng giàu có.

– Khó khăn: chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai như động đất, sóng thần, bão, lũ lụt, hạn hán.

Bài 2: Hãy làm rõ những trở ngại từ các đặc điểm dân cư và xã hội đối với sự phát triển kinh tế trong khu vực.

Lời giải:

– Số dân đông, mật độ dân số cao, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên khá cao (hiện nay có xu hướng giảm). Dân đông, trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế chưa cao đã ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.

– Lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao còn hạn chế.

– Phân bố dân cư không đều, tập trung đông ở đồng bằng châu thổ của các sông lớn, vùng ven biển và một số vùng đất đỏ badan, gây sức ép đến tài nguyên đất đai và khó khăn trong giải quyết việc làm, trong khi các vùng giàu tài nguyên ở miền núi thiếu lao động.

– Các quốc gia có nhiều dân tộc. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, gây không ít khó khăn trong quản lí, ổn đỉnh chính trị, xã hội ở mỗi nước.

Xem thêm:  Giới thiệu về món phở Hà Nội

TIẾT 2: KINH TẾ

(trang 102 sgk Địa Lí 11): – Dựa vào hình 11.5, nhận xét về xu hướng thay đổi cơ cấu GDP cỦa một số quốc gia Đông Nam Á.

Trả lời:

– Nhìn chung, có sự chuyển dịch đáng kể từ khu vực sản xuất nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ.

– Mỗi nước trong khu vực có tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế khác nhau.

– Việt Nam là quốc gia khá tiêu biểu về sự chuyển dịch cơ cấu GDP vì thể hiện rõ rệt nhất tốc độ chuyển dịch trong cả khu vực kinh tế.

(trang 104 sgk Địa Lí 11): – Hãy xác định trên hình 11.6 các vùng trồng lúa nước chủ yếu của Đông Nam Á.

Trả lời:

Vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, châu thổ sông Cửu Long (Việt Nam), châu thổ sông Mê Nam (Thái Lan), châu thổ sông Ran-gun (Mi-an-ma), đồng bằng Cam-pu-chia, đồng bằng duyên hải phía bắc đảo Gia-cac-ta (In-đô-nê-xi-a).

(trang 104 sgk Địa Lí 11): – Tại sao các cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu, … được trồng nhiều ở Đông Nam Á?

Trả lời:

Vì Đông Nam Á có khí hậu nóng ẩm, đất feralit, đặc biệt là đất đỏ badan rất thích hợp cho các loại cây trồng này

(trang 104 sgk Địa Lí 11): – Hãy kể tên một số cây ăn quả được trồng nhiều ở khu vực Đông Nam Á.

Trả lời:

Chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, xoài, dừa, nhãn, cam, ổi, bưởi,…

(trang 105 sgk Địa Lí 11): – Hãy kể tên những loài thủy sản, hải sản nhiệt đới có giá trị ở Đông Nam Á.

Trả lời:

Cá tra, cá ba sa, tôm, cua, mực, cá chình, cá nục, cá thu, cá chim, cá nụ, cá dé,….

Bài 1: Trình bày sự phát triển nông nghiệp của khu vực Đông Nam Á.

Lời giải:

– Nền nông nghiệp nhiệt đới.

Các ngành chính: trồng lúa nước, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ, hải sản.

– Trồng lúa nước: Lúa nước là cây lương thực truyền thống và quan trọng của khu vực, được trồng nhiều ở các đồng bằng. Sản lượng không ngừng tăng (đạt 161 triệu tấn, năm 2004), đứng đầu là In-đô-nê-xi-a (53,1 triệu tấn).

Thái Lan, Việt Nam đã trở thành những nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Các nước đã cơ bản giải qụyết được nhu cầu lương thực.

– Trồng cây công nghiệp: chủ yếu để xuất khẩu thu ngoại tệ. Cao su được trồng nhiều ở Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Việt Nam. Cà phê, hồ tiêu được trồng nhiều nhất ở Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Thái Lan. Ngoài ra, còn có các sản phẩm từ cây lấy dầu, lấy sợi. Cây ăn quà nhiệt đới được trồng ở hầu hết các nước.

– Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản: chăn nuôi gia súc vẫn chưa trở thành ngành chính, mặc dù số’ lượng gia súc khá lớn. Trâu, bò được nuôi nhiều ở Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan và Việt nam. Lợn được nuôi nhiều ở Việt Nam, Phi-lip-pin, Thái Lan,.In-đô-nê-xi-a. Gia cầm được nuôi nhiều.. Đánh bắt, nuôi trồng thuỷ, hải sản là ngành kinh tế truyền thống và đang tiếp tục phát triển.

Bài 2: Kể tên một số hãng nổi tiếng ở nước ngoài liên doanh với Việt Nam trong các ngành công nghiệp.

Lời giải:

Hon-đa (Nhật Bản), Mec-xê-đet (Đức), Pe-trô (Nga), Cô-ca Cô-la (Mĩ),…

Bài 3: Dựa vào hình 11.5, cho biết những quốc gia nào ở Đông Nam Á có tỉ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP (năm 2004) cao, quốc gia nào thấp?

Lời giải:

Xem thêm:  Soạn bài Bánh Chưng Bánh Dày

Quốc gia có tỉ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP cao: Phi-lip-pin.

Quốc gia có tỉ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP thấp: Căm-pu-chia.

TIẾT 3: HIỆP HỘI CÁC NƯƠC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)

(trang 106 sgk Địa Lí 11): – Hãy cho biết, trong khu vực Đông Nam Á còn nước nào chưa gia nhập ASEAN

Trả lời:

Đông Ti-mo.

(trang 106 sgk Địa Lí 11): – Tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định?

Trả lời:

– Mỗi nước trong khu vực, ở mức độ khác nhau và tùy từng thời kì, giai đoạn lịch sử khác nhau đều đã chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định mà nguyên nhân là do vấn đề sắc tộc, tôn giáo hoặc do các thế lực thù địch nước ngoài gây ra nên đã nhận thức đầy đủ, thống nhất cao về sự cần thiết ổn định để phát triển.

– Trong các vấn đề về biên giới, về đảo, về vùng biển đặc quyền kinh tế, do nhiều nguyên nhân và hoàn cảnh lịch sử để lại nên giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á còn nhiều tranh chấp phức tạp đòi hỏi cẩn phận ổn định để đối thoại, đàm phán, giải quyết một cách hòa bình.

– Tại thời điểm hiện nay, sự ổn định của khu vực sẽ không tạo cớ để các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực.

(trang 107 sgk Địa Lí 11): – Bằng hiểu biết của mình, hãy lấy ví dụ cụ thể minh họa cho một trong các cơ chế hợp tác để đạt được mục tiêu chung của ASEAN?

Trả lời:

Ủy ban hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công (hợp tác thông qua dự án, chương trình phát triển).

(trang 107 sgk Địa Lí 11): – Hãy kể thêm các thành tựu của ASEAN. Nguyên nhân nào dẫn đến các thành tựu đó?

Trả lời:

– Một số thành tựu

+ Về thương mại, hàng hóa, ASEAN đang tiến tới hoàn thành AFTA.

+ Hiệp định khung về dịch vụ đã được kí kết.

+ Hiệp định khung về đầu tư đã được kí kết.

+ Một số nước có tốc độ tăng trưởng cao.

+ Nhiều nước đã đạt được thành tựu to lớn trong công cuộc công cuộc xóa đói, giảm nghèo.

+ Đô thị hóa phát triển nhanh, cơ sở hạ tầng được xây dựng và phát triển nhanh…

– Nguyên nhân: Vì các nước ASEAN đều kiên trì mục tiêu đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

(trang 108 sgk Địa Lí 11): – Trình độ phát triển giữa một số quốc gia còn quá chênh lệch đã ảnh hưởng gì tới mục tiêu phấn đấu của ASEAN?

Trả lời:

Việc thực hiện mục tiêu gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực của mỗi quốc gia và toàn khối.

(trang 108 sgk Địa Lí 11): – Tình trạng đói nghèo ở một bộ phận dân cư sẽ gây những trở ngại gì trong việc phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia?

Trả lời:

Cần phải dành những khoản chi cần thiết để xóa đói, giảm nghèo, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chung.

(trang 108 sgk Địa Lí 11): – Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách gì để xóa đói giảm nghèo?

Trả lời:

– Trợ cấp lương thực, tiền cho các hộ nghèo, đói.

– Hỗ trợ cho vay vốn xóa đói giảm nghèo.

– Hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động.

– Giảm và miễn một số loại thuế….

Bài 1: Nêu các mục tiêu của ASEAN.

Lời giải:

– Các mục tiêu chính của ASEAN

+ Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.

+ Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hoà bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm

+ Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế khác.

– Mục tiêu chung: Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định, cùng phát triển.

Bài 2: Lấy thí dụ để thấy rằng việc khai thác và sử dụng tài nguyên chưa hợp lí là một trong những thách thức của ASEAN, cần khắc phục điều đó bằng những biện pháp nào?

Lời giải:

– Khai phá rừng bừa bãi, dẫn tới xói mòn đất, lũ quét, giảm đa dạng sinh vật…

– Khai thác kiệt quệ tài nguyên thủy, hải sản đã làm giảm trữ lượng tôm, cá,…

– Cần tăng cường bảo vệ môi trường, khai thác đi đôi với bảo vệ và sử dụng hợp lí.

TIẾT 4: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA ĐÔNG NAM Á

Bài 1:

Vẽ biểu đổ cột thể hiện số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch ờ một số khu vực châu Á, năm 2003.

Tính mức chi tiêu bình quân của mỗi lượt khách du lịch.

So sánh về số khách và chi tiêu của khách.

Lời giải:

– Vẽ biểu đổ cột thể hiện số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch ờ một số khu vực châu Á, năm 2003. Trục tung bên trái thể hiện số khách du lịch đến (nghìn lượt người), trục tung bên phải thể hiện chỉ tiêu của khách du lịch (triệu USD).

– Tính mức chi tiêu bình quân của mỗi lượt khách du lịch

CHI TIÊU BÌNH QUÂN MỖI LƯỢT KHÁCH DU LỊCH (USD/LƯỢT KHÁCH)

Khu vực Đông Á Đông Nam Á Tây Nam Á
Mức chi tiêu 1050 477,2 445

– So sánh về số khách và chi tiêu của khách

+ Khu vực Đông Nam Á có số khách du lịch đến thấp nhất với 38,468 triệu lượt người, khách đến Tây Nam Á đạt 41,394 triệu lượt khách đến Đông Á 67,230 triệu lượt. Nếu xem số khách đến Đông Nam Á là 100%, thì số khách đến Tây Nam Á đạt 107,6% và số khách đến Đông Á đạt 174,6%

+ Khu vực Đông Nam Á có mức chi tiêu bình quân 477,2 USD/khách; mức chi tiêu của khách ở Tây Nam Á kém hơn với 445 USD/khách; mức chỉ tiêu của khách đến Đông Á khá hơn, 1050 USD/khách. Nếu xem mức chỉ tiêu của một lượt khách đến Đông Nam Á là 100%, thì ở Tây Nam Á đạt 93,3% và ở Đông Á đạt 220%.

Bài 2: Dựa vào hình 11.9, hãy nhận xét về cán cân thương mại trong giai đoạn 1990 – 2004 của một số quốc gia Đông Nam Á.

Lời giải:

Biểu đồ hình 11.9 cho thấy, cán cân thương mại trong giai đoạn 1990 – 2004 của một số nước Đồng Nam Á có sự chênh lệch lớn:

– Xin-ga-po: năm 1990, cán cân thương mại âm (nhập siêu). Năm 2000 và 2004, cán cân thương mại đạt giá trị dương (xuất siêu). Năm 2004, cán cân thương mạỉ lớn hơn năm 2000.

– Thái Lan: năm 1990 cán cân thương, mại âm (nhập siêu). Năm 2000 và 2004, cán cân thương mại dương (xuất siêu), nhưng giá trị xuất siêu không lớn.

– Việt Nam: năm 1990, giá trị xuất nhập, nhập khẩu không đáng kể. Năm 2000 và 2004, giá trị xuất, nhập khẩu có tốc độ tâng trưởng nhanh nhất trong nhóm, nhưng cán cân thương mại luôn ở tình trạng xuất siêu, mặc dù năm 2000, xuất và nhập khẩu có xu hướng cân bằng.

– Mi-an-ma: năm 1990 và 2004, cán cân thương mại tuy dương, nhưng tốc độ tăng trưởng chậm, giá trị xuất nhập khẩu quá nhỏ bé.

Check Also

Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 6: Hợp chủng quốc Hoa Kì

Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 6: Hợp chủng quốc Hoa Kì

Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 6: Hợp chủng quốc Hoa Kì TIẾT …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *