Home / Địa lý / Giải bài tập Địa lý 9 / Giải bài tập Địa lí lớp 9 Bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ

Giải bài tập Địa lí lớp 9 Bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ

Giải bài tập Địa lí lớp 9 Bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ

(trang 90 sgk Địa Lí 9):- Dựa vào hình 25.1 (SGK trang 91), hãy xác định:

– Vị trí, giới hạn của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

– Hai quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa; các đảo Lý Sơn, Phú Quý.

Trả lời:

– Hình thể hẹp ngang kéo dài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận. Phía bắc giáp vùng Bắc Trung Bộ, phía nam giáp Đông Nam Bộ, phía tây giáp Tây Nguyên, phía đông là Biển Đông .

– Duyên hải Nam Trung Bộ là cầu nối giữa Bắc Trung Bộ với Đông Nam Bộvới Tây Nguyên là cửa ngõ thông ra Biển Đông của các tỉnh Tây Nguyên.

– Quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Năng, Trường Sa thuộc Khánh Hoà, đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi, đảo Phú Quý thuộc tỉnh Bình Thuận.

(trang 90 sgk Địa Lí 9): – Tìm trên hình 25.1 (SGK trang 91):

– Các vịnh Dung Quất, Vân Phong, Cam Ranh.

– Các bãi tắm và địa điểm du lịch nổi tiếng.

Trả lời:

– Vịnh Dung Quất: tỉnh Quảng Ngãi – Vịnh Vân Phong, Vịnh Cam Ranh: tỉnh Khánh Hoà.

– Các bãi tắm nối tiếng: Non Nước (Đà Nẵng ), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hòa), Mũi Né (Bình Thuận).

– Địa điểm du lịch nổi tiếng: Phố cổ Hội An và di tích Mỹ Sơn (DI sản văn hóa thế giời ) thuộc tỉnh Quảng Nam.

(trang 92 sgk Địa Lí 9): – Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ?

Trả lời:

– Về đặc điểm khí hậu đây là hai tỉnh (Ninh Thuận và Bình Thuận) khô hạn nhất trong cả nước. Các chỉ số trung bình năm tại trạm Phan Rang cho thấy: nhiệt độ: 27oC, lượng mưa: 925mm, độ ẩm không khí: 77%, số giờ nắng: 2.500 – 3.000, số ngày nắng: 325; nguồn nước ngầm bằng 1/3 so với bình quân cả nước.

– Hiện tượng sa mạc hoá: đang có xu thế mở rộng. Dải ven biển Ninh Thuận trải dài 105km có địa hình chủ yếu là đồi cát, cồn cát đỏ. Tại Bình Thuận, địa hình đồi cát và cát ven biển chiếm hơn 18% diện tích toàn tỉnh, phân bố dọc ven biển từ Tuy Phong đến Hàm Thuận, ơ huyện Bắc Bình, các đồi cát và cồn cát có diện tích rất rộng với chiều dài khoáng 52km, chỗ rộng nhất tới 20km. Các cồn cát ở đây có dạng lượn sóng, độ cao khoảng 60 – 222m. Phía ngoài là các cồn cát trắng xen giừa cồn cát đỏ và vàng có độ cao 60 – 80m. Những cồn cát vàng đang thời kì phát triển với độ cao trung bình 10 – l5m thường di động dưới tác động của gió.- Tại Hội nghị quốc tế về Sa mạc hoá ở Việt Nam (Hà Nội, tháng 9/2004), một số nhà khoa học cảnh báo sự cần thiết phải chống sa mạc hoá ở Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh cực Nam Trung Bộ. Trong khi chờ đợi các công trình nghiên cứu cơ bản về sa mạc hoá ở dải đất khô hạn này, thì vấn đề bảo vệ rừng và phát triển rừng được coi là giải pháp bền vững nhất, nhằm hạn chế và tiến tới kiểm soát tình hình, đồng thời qphát triển kinh tế rừng, góp phần cải thiện đời sống dân cư.

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao: Cái cò lặn lội bờ ao Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng... - Văn hay lớp 7

(trang 93 sgk Địa Lí 9): – Căn cứ vào bảng 25.1(SGK trang 92), hãy nhận xét về sự khác biệt trong phân bô dân tộc, dân cư và hoạt động kinh tế giữa vùng đồng bằng ven biển với vùng đồi núi phía tây.

Khu vực Dân cư Hoạt động kinh tế
Đồng bằng ven biển Chủ yếu là người Kinh, một bộ phận nhỏ là người Chăm. Mật độ dân số cao, phân bố tập trung ở các thành phố, thị xã Hoạt động công nghiệp, thương mại, du lịch, khai thác và nuôi trồng thủy sản
Đồi núi phía tây Chủ yếu là các dân tộc: Cơ-tu, Ra-giai, Ba-na, Ê-đê,… Mật độ dân số thấp. Tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao Chăn nuôi gia súc lớn, nghề rừng, trông cây công nghiệp

Trả lời:

– Vùng đồng bằng ven biển:

+ Phân bố dân cư, dân tộc: Chủ yếu là người Kinh, một bộ phận nhỏ là người Chăm. Mật độ dân số cao, phân bố tập trung ở các thành phố, thị xã. + Hoạt động kinh tế: Hoạt động công nghiệp, thương mại, du lịch, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.

– Vùng đồi núi phía tây:

+ Phân bố dân cư, dân tộc: Chủ yếu là các dân tộc: Cơ-tu, Ra-glai, Ba-na, Ê-đê,… Mật độ dân số thấp. Tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao.

+ Hoạt động kinh tế: Chăn nuôi gia súc lớn (bò đàn), nghề rừng, trồng cây công nghiệp.

Xem thêm:  Phân tích hình ảnh người đàn bà làng chài trong tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu - Văn hay lớp 12

(trang 93 sgk Địa Lí 9): – Dựa vào bảng 25.2 (SGK trang 93), hãy nhận xét về tình hình dân cư, xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

Trả lời:

– Các chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hôi ở Duyên hải Nam Trung Bộ cao hơn cả nước là: tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số, tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lệ dân số thành thị.

– Các chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hôi ở Duyên hải Nam Trung Bộ thấp hơn sơ với cả nước là: mật độ dân số, thu nhập bình quân đầu người một thán, tuổi thọ trung bình.

Bài 1: Trong phát triển kinh tế – xã hội, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có những diều kiện thuận lợi và khó khăn gì?

Lời giải:

Thuận lợi

– Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+ địa hình thuộc dãy Trường Sơn với nhiều mạch núi ăn ra sát biển, chia cắt chuỗi đồng bằng nhỏ hẹp ven biển và tạo nên nhiều vụng, vịnh nước sâu thuận lợi cho xây dựng hải cảng (Đà Nẵng, Dung Quất, Cam Ranh,…).

+ Có nhiều bãi biển đẹp, thuận lợi cho phát triển du lịch (Mỹ Khê, Non Nước, Quy Nhơn, Cam Ranh, Nha Trang, Mũi Né,…).

+ đất nông nghiệp ở các đồng bằng hẹp ven biển thích hợp để trồng lúa, ngô , khoai , sắn, cây ăn quả và một số cây công nghiệp có giá trị như mía, bông, vải. Vùng đất rừng chân núi có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc, đặc biệt là nuôi bò.

+ Rừng có nhiều gỗ, chim, thú quý.

+ Khoáng sản chính của vùng này là: cát thủy tinh, titan, vàng.

Xem thêm:  Giải bài tập Địa lí lớp 9 Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp

– Điều kiện dân cư, xã hội:

+ Người dân cần cù lao động, kiến cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm giàu kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và khai thác hải sản.

+ Tỉ lệ dân thành thị cao hơn trung bình của cả nước.

+ Có nhiều di tích văn hoá — lịch sử, trong đó Phô" cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam) được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.

– Khó khăn:

+ Thiên tai (bão, lũ lụt) vấn đề khô hạn và hiện tượng sa mạc hóa diễn ra nghiêm trọng ở các tỉnh Nam Trung Bộ.

+ Tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn mức trung bình cả nước, GDP/ người , tuổi thọ trung bình thấp hơn mức trung bình cả nước.

Bài 2: Phân bố dân cư ở Duyên hải Nam Trung Bộ có những đặc điểm gì? Tại sao phải đẩy mạnh công tác giảm nghèo ở vùng đồi núi phía tây?

Lời giải:

Đặc điểm phân bố dân cư ở Duyên hải Nam Trung Bộ:

Có sự khác biệt giữa đồng bằng ven biển và vùng đồi núi phía tây.

+ Vùng ven biển phía đông: chủ yếu là người Kinh, một bộ phận nhỏ là người Chăm; mật độ dân số cao, phân bố tập trung ở các thành phố, thị xã.

+ Vùng đồi núi phía tây: chủ yếu là các dân tộc: Cơ-tu, Ra-glai, Ba-na, Ê-đê,…; mật độ dân số thấp.

– Phải đẩy mạng công tác giảm nghèo ở vùng đồi núi phía tây vì ở đây có tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao, đời sông các dân tộc cư trú ở đây còn gặp nhiều khó khăn.

Bài 3: Tại sao du lịch lại là thế mạnh của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

Lời giải:

Du lịch lại là thế mạnh của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ vì

– Duyên hải Nam Trung Bộ có tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú:

+ Các bãi biển nổi tiếng : Non Nước, Nha Trang, Mũi Né,…

+ Có nhiều di tích văn hoá – lịch sử, trong đó Phố Cổ Hội A

Check Also

Giải bài tập Địa lí lớp 9 Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo

Giải bài tập Địa lí lớp 9 Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển – Đảo

Giải bài tập Địa lí lớp 9 Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *