Home / Hóa học / Giải bài tập Lịch sử 10 / Giải bài tập Lịch sử 10 Bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa

Giải bài tập Lịch sử 10 Bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa

Giải bài tập Lịch sử 10 Bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa

(trang 175 sgk Lịch Sử 10): – Trình bày tình hình kinh tế Anh vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

Trả lời:

– Từ cuối thập niên 70, Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, do vậy mất luôn cả vai trò lũng đoạn thị trường thế giới, bị Mỹ và Đức vượt qua.

– Tuy vậy, Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất cảng tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa

– Trong công nghiệp: quá trình tập trung tư bản diễn ra mạnh mẽ, nhiều tổ chức độc quyền chi phối toàn bộ đời sống kinh tế nước Anh.

– Trong nông nghiệp: Anh lâm vào khủng hoảng trầm trọng, phải nhập khẩu lương thực.

(trang 175 sgk Lịch Sử 10): – Hãy nêu những nét lớn về tình hình chính trị nước Anh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

– Về hình thức, Anh là vương quốc nhưng thực chất theo chế độ đại nghị gồm hai viện thượng viện và hạ viện. Hai đảng (Bảo thủ và Tự do) thay nhau cầm quyền.

– Đây cũng là thời kì giai cấp tư sản Anh tăng cường mở rộng hệ thống thuộc địa đặc biệt ở châu Á và châu Phi. Nhấn mạnh đặc điểm này, Lênin nhận định: chủ nghĩa đế quốc Anh là chủ nghĩa đế quốc thực dân.

Xem thêm:  Cảm nghĩ về câu chuyện Buổi học cuối cùng

(trang 177 sgk Lịch Sử 10): – Hãy cho biết đặc điểm của tình hình kinh tế Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

– Từ cuối thập niên 70 trở đi, nhịp độ phát triển công nghiệp ở Pháp bắt đầu chậm lại. Tuy vậy, công nghiệp Pháp cũng có những tiến bộ đáng kể.

– Nông nghiệp vẫn giữa vai trò quan trọng, tuy nhiên sự xâm nhập của của phương thức sản xuất nông nghiệp ở Pháp diễ ra chậm do đất đai manh mún.

– Thời kì nay ở Pháp hình thành nhiều tổ chức độc quyền dần dần chi phối đất nước. Đặc điểm nổi bật của tổ chức độc quyền ở Pháp là sự tập trung ngân hàng đạt mức cao và chủ yếu vốn được đem cho các nước vay với lãi xuất nặng. Chính vì vậy, đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp là chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

(trang 177 sgk Lịch Sử 10): – Trình bày nét nổi bật về tình hình chính trị Pháp thời kì này.

Trả lời:

– 9/1870, nước Pháp thành lập nền Cộng hòa thứ ba. Song phái Cộng hòa lại chia thành hai nhóm Ôn hòa và Cấp tiến thay nhau cầm quyền.

– Đặc điểm của nền cộng hòa là tình trạng thường xuyên khủng hoảng nội các

– Pháp tăng cường chạy đua vũ trang để trả mối thù với Đức và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa (chủ yếu ở châu Á và châu Phi).

Xem thêm:  Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật

Câu 1 (trang 177 sgk Sử 10): Vì sao nói chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân” và chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”?

Lời giải:

a) Chủ nghĩa đế quốc Anh

– Giai cấp thống trị Anh đẩy mạnh tốc độ xâm lược để mở rộng thuộc địa ở châu Âu và châu Phi. NĂm 1914, thuộc địa Anh trải khắp địa cầu, chiếm tới ¼ diện tích lục địa và ¼ dân số. Người ta ví nước Anh là nước “ Mặt trời không bao giờ lặn”

– Đế quốc Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột tàn nhẫn một hệ thống thuộc địa bao la và giàu có nằm rải rác khắp hành tinh. Nhấn mạnh đặc điểm này, Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc ở Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”

b) Chủ nghĩa đế quốc Pháp

– Thời kì nay ở Pháp hình thành nhiều tổ chức độc quyền dần dần chi phối đất nước. Đặc điểm nổi bật của tổ chức độc quyền ở Pháp là sự tập trung ngân hàng đạt mức cao

– Pháp là nước đứng thứ hai về xuất cảng tư bản sau Anh nhưng khác Anh ở chỗ chủ yếu vốn được đem cho các nước vay với lãi xuất nặng. Chính vì vậy, đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp là chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

Câu 2 (trang 177 sgk Sử 10): Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế của Anh và Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

Xem thêm:  Thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở quê em

Lời giải:

– Kinh tế Anh:

+ Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, kinh tế Anh chậm phát triển, Anh mất dần vị trí độc quyền công nghiệp

+ Tuy vậy, vẫn đứng đầu thế giới về tài chính, xuất cảng tư bản, thương mại, hải quan và thuộc địa.

+ Anh chỉ dùng một lượng nhỏ tư bản đầu tư vào công nghiệp còn chủ yếu xuất cảng ra nước ngoài chủ yếu là các nước thuộc địa.

– Kinh tế Pháp

+ Công nghiệp Pháp chậm phát triển, tụt xuống hạng thứ 4 sau Mĩ

+ Tư bản Pháp chủ yếu đem xuất cảng ra bên ngoài với hình thức cho vay để lấy lãi

– Nhận xét chung: Nhìn chung kinh tế Anh và Pháp có tốc độ phát triển chậm lại do việc xuất cảng tư bản và xâm chiếm thuộc địa.

Check Also

Giải bài tập Lịch sử 10 Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh

Giải bài tập Lịch sử 10 Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh

Giải bài tập Lịch sử 10 Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *