Home / Ngữ văn / Văn phân tích / Phân tích bài ca dao “Làng ta phong cảnh hữu tình. Dân ca giang khúc như hình con long…”

Phân tích bài ca dao “Làng ta phong cảnh hữu tình. Dân ca giang khúc như hình con long…”

Phân tích bài ca dao "Làng ta phong cảnh hữu tình. Dân ca giang khúc như hình con long…" – Bài làm 1

Ca dao dân ca là tiếng nói tha thiết từ bao đời nay và bản thân mỗi chúng ta được tiếp nhận những bài ca dao ấy một cách vô thức từ những lời ru của mẹ khi mới lọt lòng. Những bài ca dao ấy ấm áp như lòng mẹ, cứ du dương bên tai. Nó mang đậm cái hồn của quê hương, của dân tộc ta. Nếu như có những bài ca dao nói về tình yêu đôi lứa nồng nàn thầm kín thì ở đây lại có những bài nói về cảnh đẹp non nước hữu tình.

“Làng ta phong cảnh hữu tình

Dân ca giang khúc như hình con long

Hai câu ca dao cất lên ở đầu bài thể hiện một hong cảnh tươi đẹp của làng quê Việt Nam. Đó là một miền quê với phong cảnh hữu tình đậm chất quê hương yên bình, mang một vẻ đẹp bình dị và chân thành không phải là ở đâu cũng có.Hai chữ “làng ta” đươc cất lên nghe sao mà quen thuộc, thân thương và chẳng biết được từ bao giờ những hình ảnh đó đã ăn sâu vào tâm trí của con người Việt Nam. Đó là hình ảnh cây đa bến nước,sân đình ,bờ ao, bờ tre…Tất cả những thứ ấy là phong cảnh hữu tình của chốn làng quê . Mở đầu câu thơ tác giả đã đưa chúng ta về với những hoài niệm ban sơ mộc mạc chân thành nên thơ. Hai chữ “làng ta” như một sự tự hào về nơi mình sinh ra và lớn lên, đó chính là nơi chôn rau cắt rốn của biết bao con người, biết bao thế hệ cha ông.

Có thể thấy được rằng nhà thơ chỉ tóm tắt vèn vẹn với hai câu thơ hữu tình nhưng mà chứa chất được biết bao nhiêu tình cảm,tình yêu thương và sự nhớ nhung của những con người sinh ra và lớn lên.Không cần nói ra làm gì nhưng chúng ta cũng thấu hiểu được vẻ đẹp của làng quê nhờ hai câu trên.

Cảnh vật yên bình được che chở bởi con sông của quê hương,con sông của những tuổi thơ. Chính nghệ thuật so sánh về dòng sông giống như hình con long cho thấy dòng sông có một vẻ đẹp tự nhiên nhưng cũng không kém phần mạnh mẽ. Đồng thời đó còn là sức mạnh để có thể bảo vệ nhân dân trong làng. Qua đây, hình ảnh dòng sông và hình ảnh của quê hương làm cho chúng ta như được trở bề với chính mình,với những hình ảnh đẹp,với những tuổi thơ dữ dội.

Sang hai câu thơ tiếp tiếp theo tác giả đã nói về công việc chính của người nông dân làng quê yêu dấu của mình :

“Nhờ trời hạ kế sang đông

Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi.”

Nghề chính của người dân đó chính là cày cấy, hai chữ”nhờ trời” thể hiện lên mong ước của nhà nông đối với ông trời, đó chính là tâm linh của người Việt, luôn cầu cho mưa thuận gió hòa ,mùa màng bội thu và đối với những con người chất phác ấy thì chỉ mong ước đơn giả nhỏ nhoi như vậy mà thôi. Chúng ta thấy những điều ước ấy hiện lên thật đẹp đẽ biết bao nhiêu trong thời thuần nông của nước ta. Giống như có bài viết :

“Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

Trông trời trông đất trông mây

Trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm”

Như vậy ,qua đó chúng ta có thể thấy được những nét đẹp có trong phong cảnh của con người và làng  quê Việt nổi lên trong bài ca dao rất đỗi giản dị và mộc mạc chân thành. Nó từng là tuổi thơ dữ dội của tôi,của bạn và của mọi người, là kí ức của biết bao thế hệ sinh ra và lớn lên ở đó.

Phân tích bài ca dao "Làng ta phong cảnh hữu tình. Dân ca giang khúc như hình con long…" – Bài làm 2

Dân tộc Việt Nam ta luôn luôn coi trọng truyền thống quý báu của dân tộc, những truyền thống đó đã được đúc kết mạnh mẽ và trở thành một yếu tố văn hóa quan trọng, những hình ảnh thiên nhiên quen thuộc trù phù đã trở thành những lý tưởng mạnh mẽ cho con người khi nhớ về lý tưởng văn hóa của thời đại đã có rất nhiều những bài ca dao nói về điều đó.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương

Địa hình phù hợp dân tộc Việt Nam là một nước đậm chất nông nghiệp và nó là những điều kiện tất yếu để dân ta mãi mãi phát triển được những yếu tố đó, nó không chỉ đem lại cho dân ta một cuộc sống ấm lo và hạnh phúc và những cuộc sống muôn màu muôn vẻ.Không phải một nước công nghiệp nhưng lại có nhiều lợi thế về nông nghiệp tạo điều kiện cho dân ta thoát khỏi những năm tháng đói khổ và điều kiện kinh tế xã hội của đất nước cũng không ngừng được nâng lên.Thiên nhiên của đất trời cũng trù phú biết bao, khi địa thế nhân hòa, khí hậu phù hợp, những hình ảnh của thiên nhiên mang những dáng hình đẹp và phù hợp.Quê hương của mỗi chúng ta đều đã từng là những cánh đồng xanh bát ngát, và là những phong cảnh hữu tình, mỗi ngày đất nước càng phát triển, nhưng dân tộc Việt Nam cũng không mất đi những hình ảnh hữu tình đó.

Trong ca dao xưa cũng có rất nhiều những bài ca dao mang đậm hình ảnh quê hương, làng quê phong cảnh cũng rất hữu tình có những rặng tre xanh có những cánh đồng lúa chín, có những đàn cò trắng phau, tất cả mang lại một vẻ đẹp vô cùng mạnh mẽ cho con người, những hình ảnh rất đỗi quen thuộc đó để lại cho mỗi người những sự gần gũi và quen thuộc. Tình yêu về quê hương đất nước cũng luôn luôn được củng cố, tất cả vì những sự thanh bình yên tĩnh:

Làng ta phong cảnh hữu tình 
Dân cư giang khúc như hình con long 
Nhờ trời ha kế sang đông 
Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi.

Với khung cảnh thiên nhiên trù phú và được trời ban cho thiên nhiên và khí hậu phù hợp chính vì vậy mà dân chúng mới được sống những ngày tháng lo đủ. Làng ta một cách thể hiện tình cảm đối với quê hương một cách rất trừu mến, và ở đây đã đang giới thiệu về chính quê hương nơi mà con người sinh ra, nó được giới thiệu là vô cùng hữu tình và thuần khiết, những hình ảnh mang đậm giá trị đã được thể hiện một cách vô cùng mạnh mẽ và có ý nghĩa lớn đối với mỗi người, hình ảnh những làng quê yên ả một bóng chiều hôm, với những điều đó tạo nên một thi vị cuộc sống sâu sắc và mang đậm dáng dấp và bóng hình của con người Việt Nam, mỗi người chúng ta luôn luôn có đầy lòng tự hào về một dân tộc có nhiều truyền thống và cũng là một rất tộc có quang cảnh thiên nhiên thi vị và đầy sức sống đối với con người.

Với những thi vị đậm đà chất dân tộc đó nó đã được miêu tả cùng với hình ảnh những người dân những con người sóng mạnh mẽ kiên trì dù cho có bao khó khăn gian nan ập đến thì họ vẫn luôn luôn cố gắng vượt qua, thiên nhiên và khí hậu Việt Nam cũng vô cùng đẹp và phong phú nhưng nó cũng vô cùng khắc nghiệt mang đến rất nhiều những nguy hiểm đang rình rập con người. Những hình ảnh đó mang đậm giá trị và sự tự hào vô bờ bến dành cho mỗi con người, mỗi hình ảnh trên đã thể hiện được những điều mà trong cuộc sống con người luôn luôn nghĩ đến và cần phải khắc phục và thay đổi nó. Trong những hình ảnh quen thuộc đó con người như đang sống lại trong những khoảnh khắc gần gũi và vô cùng đáng nhớ đó.

Hình ảnh của đất nước và con người Việt Nam xuất hiện trong ca dao cũng vô cùng lớn lao và mạnh mẽ nó sống trong những khoảng khắc hào hùng và sống động khi xuất hiện trong những lời ca tiếng hát, hình ảnh về một đất nước có nhiều giá trị vẻ vang và đó là những điều đáng tự hào của con người trong dân tộc. dân ta đã vượt qua rất nhiều những nghiệt ngã của thiên nhiên và cuộc sống để họ vươn lên, nhưng dù thế nhưng tình yêu dành cho quê hương và đất nước vẫn được thể hiện một cách rất chân thực và nó là tình cảm mạnh mẽ và vô cùng đáng chân trọng của tất cả con người.
Những người dân luôn luôn mong muốn mưa thuận gió hòa cầu cho cây cối tốt tươi để cuộc sống của họ không ngừng được nâng lên.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Huấn cao trong tác phẩm Chuyện người tử tù

Việt Nam đang là một nước đậm chất nông nghiệp cuộc đời và kế sinh nhai của họ chủ yếu sống bằng nông nghiệp họ luôn luôn cố gắng để có được những điều tuyệt vời nhất. Thiên nhiên rất đẹp trữ tình nhưng khi khắc nghiệt thì cũng rất đáng sợ nó có thể sẽ cướp đi tất cả mọi thứ của con người từ tài sản đến cả tính mạng của họ. Người nông dân cả năm buôn ba với đất trời họ phải lai lưng kiếm sống, bán mắt cho đất bán lưng cho trời suốt ngày này qua tháng khác, họ vất vả để có thể kiếm ra đồng tiền bát gạo bươn trải vì cuộc sống mưu sinh, tất cả cuộc sống của họ đều trông chờ vào những hình ảnh của nông vụ, sản phẩm nông vụ đã được họ coi trọng và quý giá đến vô ngần. Luôn mong muốn sao cho trời đất mưa thuận gió mùa cho cây cối tốt tươi. Có tốt tươi thì họ mới có nhiều điều kiện để cải thiện lại chính cuộc sống của mình, Quanh năm vất vả với cuộc sống đồng áng nhưng họ chỉ mong sao đến ngày thu hoạch họ có được những thành quả xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra, như vậy mới là những điều mà họ mong muốn nhất của cuộc sống này.

Cũng có rất nhiều nghề cao quý nhưng hình ảnh người nông dân không bao giờ bị coi rẻ bởi nó là nghề vô cùng chân chính, những người nông dân vất vả chân lấm tay bùn để có được những thóc gạo ngô khoai nuôi sống chính họ và cả nhiều người khác nữa, những hình ảnh đó cũng để lại nhiều suy ngẫm của chúng ta về hình người nông dân của dân tộc. Mỗi một dân tộc đều rất tự hào và có được những điều cần thiết và đáng được quan tâm chân trọng nhất niềm tin yêu của mỗi người về lao động Việt Nam sẽ ngày càng được nâng lên và nó phát triển mạnh mẽ về khả năng và những ảnh hưởng sâu sắc của mọi người. Hình ảnh của thiên nhiên và lao động Việt Nam luôn luôn đi liền với nhau, có thể nói nghề nông là nghề gắn với thiên nhiên nhiều nhất, nó bị ảnh hưởng mạnh mẽ của thiên nhiên. Đất có tốt tươi, khí hậu có phù hợp thì họ mới reo trồng cấy hái được nhiều thành quả được.
Tất cả những hình ảnh đó đã để lại rất nhiều những giá trị to lớn và để lại cho chúng ta cần suy ngẫm về giá trị của thiên nhiên và sự ban tặng của trời đất cho cuộc sống của chúng ta, những hình ảnh đó không chỉ để lại những thi vị của cuộc sống tốt đẹp này, mà nó mang lại nhiều ý nghĩa to lớn của cuộc sống và thiên nhiên đất trời tạo hóa dành tặng cho mỗi chúng ta.

Trong bài ca dao trên nó đã đề cập mạnh mẽ đến hình ảnh của những người dân lao động Việt Nam họ phải vất vả mọi điều kiện khắc nghiệt để vươn lên có cuộc sống ấm no, và tình yêu đói với thiên nhiên, đối với đất trời cũng được thể hiện rất mạnh mẽ và da diết đến vô ngần.

Phân tích bài ca dao "Làng ta phong cảnh hữu tình. Dân ca giang khúc như hình con long…" – Bài làm 3

Ca dao là những tiếng nói thiết tha từ ngàn đời nay và bản thân mỗi con người chúng ta được tiếp nhận những bài ca dao ấy một cách vô thức qua những lời ru ngọt ngào của mẹ. Thật không thể nào những bài ca dao ấy như những hơi thở ấm áp của mẹ, như giọng nói ngọt ngào du dương. Những bài ca dao ấy mang đậm hồn quê hương dân tộc ta, nếu có những bài ca dao nói về tình yêu đôi lứa nồng nàn nhưng thầm kín thì cũng có những bài ca dao nói về cảnh đẹp và làng nghề quê hương như:

“Làng ta phong cảnh hữu tình
Dân ca giang khúc như hình con long
Nhờ trời hạ kế sang đông
Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi.”

Hai câu ca dao đầu thể hiện phong cảnh đẹp tươi của làng quê Việt Nam. Đó là một làng quê phong cảnh hữu tình đậm chất quê hương thanh bình, một vẻ đẹp mà không phải nơi đâu cũng có:

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Khi con tu hú của Tố hữu

“Làng ta phong cảnh hữu tình
Dân ca giang khúc như hình con long”

Hai chữ làng ta được cất lên sao mà nghe thân thương tha thiết thế, chẳng biết từ bao giờ những hình ảnh của làng đã ăn sâu vào tâm trí mỗi người con Việt chúng ta. Nào là hình ảnh của cây đa giếng nước mái đình, bờ ao xanh , bờ tre, cánh đồng lúa. Tất thảy những thứ ấy là phong cảnh hữu tình của làng quê Việt Nam. Tác giả dân gian đã mang đến cho ta những hoài niệm về một thời ban sơ mộc mạc mà thi vị, giản dị mà nên thơ. Chính cái mộc mạc ấy đã mang đến nét đẹp cho quê hương, hai chữ làng ta như thể hiện tình yêu quê hương của nhân dân ta hay là của tác giả ấy. đồng thời nó thể hiện được sự tự hào về quê hương mình, tự hào về nơi chôn nhau cắt rốn. Có thể thấy nhà thơ ấy không cần nói ra chỉ cần tóm tắt vẻ đẹp làng mình qua hai chữ “ hữu tình” thì chúng ta cũng biết được những cảnh hữu tình của làng quê là gì. Đằng kia bờ sông như ngày đêm thổn thức chảy mãi về thượng nguồn, những bông lục bình trôi nổi trên dòng sông ấy. Trên cao những triền đê bên lở bên bồi hết năm này qua năm khác. Trên bầu trời ấy những cánh diều của bọn trẻ trâu đang thả mình trong không trung với tiếng sáo nghe sao mà êm dịu, sao mà thanh bình một cách lạ kì. Vậy đấy không cần giải thích hay nói ra làm gì mà chúng ta cũng thấu hết những vẻ đẹp làng quê qua câu thơ trên. Không chỉ thế nhân dân làng quê cũng sống trong cảnh bình yên khi được che chở bởi dòng sông quê hương ấy. Nghệ thuật so sánh dòng sông giống như hình con long cho thấy được vẻ đẹp của dòng sông ấy. Đồng thời nó là sức mạnh để bảo vệ nhân dân rong làng. Qua đây ta như được trở về với quê hương thuở xưa của chính mình với hình ảnh vô cùng đẹp như thế.

Sang hai câu tiếp nói lên nghề nghiệp chính hay là công việc của người nông dân làng quê thân thương dễ gần và đáng mến:

“Nhờ trời hạ kế sang đông
Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi.”

Nghề nghiệp chính của người dân chính là cày cấy, hai chữ “nhờ trời” như thể hiện ước mong cảu người nông dân với ông trời, đó là lời nguyện cầu dành cho tâm linh người Việt ta. Nói cách khác thì nó là một trong những nét đẹp tâm lí của dân tộc ta. Nếu như những ước mong, hay những lần thảng thốt điều gì người Mỹ thường nói chúa “ lạy chúa” thì nhân dân ta nói trời. đó là một nét riêng biệt. ước mong ấy của người dân là cầu cho mưa thuận gió hòa để họ yên tâm vui vẻ làm công việc đồng áng, vun trồng cày cấy và cuối cùng thu được mùa màng bội thu. Đối với những con người thật thà chất phác ây thì chỉ mong muốn như vậy thôi. Vì chỉ có thể thì mùa màng mới được thu được nhiều, mà được nhiều thì nhân dân được sống trong cảnh ấm no hạnh phúc không phải lo thiếu ăn. Xã hội cũ chưa có thị trường hàng hóa rộng, họ sống chỉ đơn giản là làm ra và mong đủ ăn thôi. Ta thấy ước muốn chân thật ấy đã thể hiện được vẻ đẹp trong nghề nông nước ta.

“Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời trông đất trông mây
Trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm”

Như vậy có thể thây được những nét đẹp trong phong cảnh và con người làng quê qua bài ca dao này. Đó là những nét đẹp mộc mạc mà thi vị giản dị mà nên thơ. Nó từng là một thời tuổi thơ của biết bao người với dòng sông quê hương bên lở bên bùi dìu dặt biết bao nhiêu thế hệ sinh ra và lớn lên ở đó. Đúng như nhà thơ Chế Lan Viên từng nói:

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”

Check Also

Phân tích bài thơ Lưu Biệt Khi Xuất Dương của nhà thơ Phan Bội Châu cực hay

Phân tích bài thơ Lưu Biệt Khi Xuất Dương của nhà thơ Phan Bội Châu cực hay

Đề bài: Phân tích bài thơ Lưu Biệt Khi Xuất Dương của nhà thơ Phan …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *