Home / Ngữ văn / Văn phân tích / Phân tích truyện Cây tre trăm đốt

Phân tích truyện Cây tre trăm đốt

Phân tích truyện Cây tre trăm đốt – Bài làm 1

Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng, và mỗi câu chuyện kể về một nhân vật khác nhau và chứa đựng một ý nghĩa sâu sắc, răn dạy con người những bài học đáng quý. Một trong số đó là câu chuyện về chàng Khoai trong truyện cổ tích Cây tre trăm đốt.

Chàng Khoai là một thanh niên nhà nghèo, nhưng hết mực chăm chỉ chịu thương chịu khó. Anh phải đi làm thuê ở đợ cho nhà Phú ông. Hàng ngày anh làm mọi việc không quản khó khăn nặng nhọc, Phú ông cũng nhận thấy anh là một người được việc. Nhưng vốn tính tham lam nên Phú ông chỉ muốn anh làm việc cho mình mà không cần phải trả công cho công sức của anh. Ông ta hứa hẹn rằng chỉ cần anh làm cho nhà mình 3 năm thì ông sẽ gả con gái cho anh. Anh chàng Khoai hiền lành, lương thiện đâu có suy tính nhiều, anh cả tin nghe theo lời ngon ngọt của lão phú ông. Để rồi suốt 3 năm, anh quần quật làm việc không quản nắng mưa khó nhọc, mang lại nhiều của cải cho gia đình lão Phú.

Đến đây người đọc có thể chưa thấy được hết sự gian manh trong con người của lão phú ông nhưng chúng ta cũng nhân ra rằng anh chàng Khoai hồn hậu chất phác, là đại diện cho người nông dân Việt Nam, chăm chỉ cần cù chịu thương chịu khó.

Bản chất thật sự của lão phú ông chỉ thực sự được bộc lộ khi mà kì hạn 3 năm hết, lão đã bày trò bắt anh phải tìm cho được 1 cây tre có đủ 100 đốt về để làm đũa mời làng ăn cưới. Chàng Khoai ngây ngô lại vác dao vào rừng sâu tìm cho được cây tre. Trong khi đó, ở nhà, lão Phú ông tổ chức đám cưới cho con gái lão với một người giàu có ở làng bên.

Tội nghiệp cho anh Khoai, đi vào tận rưng sâu tìm kiếm mãi mà không thấy cây tre nào có đủ 100 đốt như yêu cầu của lão phú ông, anh bất lực đành ngồi xuống khóc. Nhưng ở hiền gặp lành, tiếng khóc của anh đã cảm động được cả thần tiên. Một ông bụt hiện ra, cho anh câu thần chú: “ khắc nhập, khắc nhập”. Anh có được cây tre đủ 100 đốt. Nhưng anh loay hoay không biết làm thế nào để đưa được cây tre dài như vậy ra khỏi rừng. Và một lần nữa Bụt lại giúp anh với câu thần chú “ khắc xuất, khắc xuất”. Lương thiện, tốt bụng, cần cù, chăm chỉ… có lẽ chính những đức tính ấy của anh Khoai đã khiến cho ngay cả Ông bụt cũng cảm thấy yêu quý và muốn giúp đỡ cho anh.

Gánh 100 đốt tre về đến nhà, anh Khoai mới vỡ lẽ ra rằng lão phú ông chỉ lừa anh đi chặt tre để ở nhà gả cưới con gái cho một nhà giàu khác. Hơn nữa lão phú còn cười cợt anh tại sao lại mang về 100 đốt tre? Nhưng khi câu thần chú “khắc nhập, khắc nhập” vang lên 100 đốt tre kia lập tức biến thành cây tre có đủ trăm đốt. Lão nhà giàu vì tò mò đến xem thử bị anh Khoai dùng thần chú khiến lão dính vào cây tre, còn lão thông gai với phú ông vì muốn giúp kéo ông ta ra khỏi cây tre mà cũng bị anh Khoai dùng thần chú khiến bị dính liền với cây tre ấy. Anh Khoai lúc này, vẫn là một con người lương thiện nhưng trước việc bị phú ông lừa gạt anh đã quyết định dạy cho ông ta một bài học nhớ đời.

Xem thêm:  Phân tích truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao

Và chắc chắn lão phú ông đã nhận được 1 bài học để đời, lão cuống quýt xin anh tha cho và hứa gả con gái cho anh ngay hôm ấy. Thế là đám cưới hai lão nhà giàu tổ chức ra cũng lại chính là đám cưới của anh Khoai với con gái phú ông. Anh có được cô vợ xinh đẹp dịu hiền và họ cùng nhau sống hạnh phúc mãi mãi.

Một lão phú ông gian manh đã nhận được bài học thích đáng, một anh nông dân chất phác hiền lành đã nhận được sự giúp đỡ và có một cuộc sống hạnh phúc.Kết truyện có hậu và đầy tính nhân văn như muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp rằng: hãy cứ sống thật lương thiện và chăm chỉ cuối cùng thì ở hiền cũng sẽ gặp lành và người tốt sẽ được hưởng hạnh phúc xứng đáng. Đây là bài học về cách sống cho tất cả mọi người đáng được trân trọng.

Phân tích truyện Cây tre trăm đốt – Bài làm 2

Những câu chuyện của người Việt thường đề cao giá trị nhân văn, sự chân thực, hướng đến cái thiện, bài trừ gian xảo, xảo quyệt và tiêu diệt cái ác thường được lấy làm trọng tâm chính của câu chuyện. Và một trong những câu chuyện không thể bỏ qua chính là câu chuyện: “Cây tre trăm đốt”- câu chuyện đã đem lại cho chúng ta nhiều suy nghĩ và bài học sâu sắc.

Câu chuyện kể về một anh chàng nông dân thật thà, chăm chỉ. Do gia đình rất nghèo nên ngay từ khi còn nhỏ anh đã phải làm thuê cho một tên địa chủ giàu có trong vùng. Tính anh thì thật thà lại ngoan ngoãn, chăm chỉ, không sợ khó, sở khổ lại hay giúp đỡ mọi người trong vùng nên ai ai cũng đều quý mến anh. Tên địa chủ lại là người nham hiểm và nhiều toan tính, biết anh rất chăm chỉ làm lụng, rất có ích cho công việc của gia đình ông, nên ông ta đã quyết định giữ chân anh bằng mộ lời hứa báu bở: “Nếu chăm chỉ làm việc thì ta sẽ giả người con gái út của ta cho”. Chỉ bằng một lời hứa suông, không giấy tờ hay người làm chứng, chàng trai trẻ của chúng ta cứ thế mà lao vào làm việc, quên hết ngày đêm mà chỉ luôn nghĩ đến cái lời hứa viển vông đó. Trong khi đó, lão ta chỉ cười thầm trong đầu và nghĩ rằng: Chắc chỉ có điên mới có thể gả đứa con gái vàng bạc của ta cho tên người làm nghèo rớt mồng tơi như vậy.

Nhiều năm trôi qua, cô con gái út đến tuổi lấy chồng. Hắn đã tìm được gia đình môn đăng hậu đối cho con gái của hắn. Đó là một tên công tử giàu có ở làng bên. Để ngăn chặn anh chàng phá đám cưới, tên địa chủ bèn gọi anh ra và bảo: “Con hãy vào rừng tìm cây tre trăm đốt về đây, ta sẽ gả con gái cho”.Vẫn không mảy may nghi ngờ, chàng trai thật thà đem rựa vào trong rừng. Nhưng càng chặt tre, mỗi cây tre đổ xuống, chàng lại dần dần tỉnh ngộ ra, hình như chàng đã bị lừa trong nhiều năm qua. Chàng cay đắng, buồn tủi và tự hỏi: mình đã làm những gì trong những năm qua? Quá bất lực và không có cách nào để vùng dậy, chàng chỉ biết ôm mặt khóc.

Xem thêm:  Why do we think friendship is important? - Tại sao chúng ta nghĩ rằng tình bạn là quan trọng?

Và ông bụt hiện ra như một nhân vật giúp con người ta cảm thấy bình yên và an toàn mỗi khi con người ta cảm thấy khó khăn, bế tắc và không có cách nào để thoát ra. Bụt bèn chỉ cách giúp anh chàng: “con hãy chặt một trăm đốt tre và xếp vào đây, khi chặt xong con hãy hô to: Khắc nhập, khắc nhập” – thật kỳ lạ, sau khi hô xong thì một trăm đốt bèn nối liền lại với nhau. Và để dễ dàng mang về nhà, con hãy nói: “khắc xuất, khắc xuất” – thì một trăm đốt tre lập tức rời ra và chàng trai tốt bụng nhanh chóng đem được về nhà.

Về đến nhà, chàng thấy mọi người đang tất bật chuẩn bị cho đám cưới. Chàng trai đi đến bên tên địa chủ và nói rằng đã tìm được câu tre trăm đốt. Tên địa chủ nhìn vào những đốt tre thì cười khểnh và bảo: “ta bảo mang về 1 cây tre trăm đốt chứ đâu có bảo mang về một trăm đốt tre?”. Không cần giải thích nhiều lời trước sự chế nhạo và dè bỉu của tên địa chủ, chàng trai bèn hô: khắc nhập, khắc nhập – một trăm đốt tre bèn nhập lại thành một. Điều kỳ lạ là cả tên địa chủ và người con rể hờ đều bị dính chặt vào thân tre và lơ lửng trên cao. Cả đám người tỏ ra kinh hãi, cho đến khi tên địa chủ van xin và đồng ý gả con gái  cho chàng trai thì chàng mới hô: Khắc xuất, khắc xuất, mọi thứ đều trở lại như cũ. Cuối cùng thì chàng trai tốt bụng cũng lấy được người vợ đã hẹn ước trước với mình.

Câu truyện kép lại với một cái kết hạnh phúc. Thông qua đó, câu chuyện muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng: người tốt sẽ nhận lại điều tốt, ở hiền sẽ gặp lành, và ta chỉ đạt được hạnh phúc và những điều tốt đẹp khi ta đã có những sự trải nghiệm. Những kẻ ác độc cuối cùng cũng sẽ bị trả giá cho những hành động của mình. Những kẻ xấu, kẻ ác dù có vùi dập những người tốt, những người lương thiện đến đâu thì cuối cùng vị trí của ai cũng sẽ được trả lại cho chính những người đó. Cũng giống như cái kết của câu chuyện này.

Phân tích truyện Cây tre trăm đốt – Bài làm 3

Xem thêm:  Phân tích Sang Thu của Hữu Thỉnh cực hay

Mỗi tác phẩm văn học dân gian đều chứa đựng những bài học sâu sức rút ra từ cuộc sống sinh hoạt thường nhật của tầng lớp nhân dân lao động. Truyện cổ tích Cây tre trăm đốt với bài học "thiện ác báo ứng" cũng không phải là ngoại lệ.

Cây tre trăm đốt kể về nhân vật Khoai, một anh chàng nông dân nghèo, từ nhỏ đã phải đi làm thuê cho địa chủ giàu có trong vùng. Với tính tình thật thà, ngay thẳng lại chịu thương chịu khó, anh Khoai được rết nhiều người yêu quý. Nhưng địa chủ của anh là một gã xảo quyệt, hắn biết có địa chủ khác để ý tới anh nên hứa gả con gái út cho anh, với điều kiện anh phải làm việc chăm chỉ cho hắn cho tới cô con gái út tới tuổi.

Tin tưởng hắn ta, anh Khoai ở lại làm việc chăm chỉ cho hắn suốt những năm sau đó, nhưng tên địa chủ lại trở mặt, hứa gả con gái út của lão cho một tên công tử giàu có làng bên. Để có cớ thoái thác với anh Khoai, hắn ra điều kiện anh phải chặt được một cây tre trăm đốt về làm đám cưới. Vốn tính thật thà, anh lại xác dao vào rừng, nhưng tìm khắp nơi cũng không thấy cây tre nào có đủ 100 đốt.

Lúc này anh mới bừng tỉnh, biết mình bị lừa, uổng phí bao năm làm việc cực khổ cho lão, đành ngồi ôm mặt khóc. Rồi như hầu hết những câu truyện cổ tích khác, một ông lão phúc hậu xuất hiện, mách nước cho anh bằng cách chặt 100 đốt tre tới rồi đọc thần chú "khắc nhập, khắc nhập" tạo thành cây tre có đủ 100 đốt. Để dễ vận chuyển, chỉ cần đọc "khắc xuất, khắc xuất" là các đốt tre lại rời ra. Anh Khoai dập đầu cảm tạ vị thần thiên đã giúp đỡ rồi ôm bó tre trở về.

Đúng lúc đó, tên địa chủ đang tổ chức lễ ăn hỏi cho con gái hắn với công tử của làng bên. Khi địa chủ và những kẻ a dua xung quanh đều cười nhạo anh Khoai vì ôm một bó tre về thì anh khẽ đọc “khắc nhập, khắc nhập”, các đốt tre dính với nhau, tạo thành cây tre trăm đốt. Cả đám người cười nhạo anh cũng bị dính vào giữa các đốt tre, rối xin xin anh Khoai tha cho. Cuối cùng anh Khoai đọc "khắc xuất, khắc xuất" tha cho chúng và kết hôn cùng con gái út của tên địa chủ. 

Kết thúc của truyện là cái kết điển hình của những câu chuyện dân gian theo lối "thiện ác báo ứng". Những người hiền lành, tốt bụng, dù gặp bao khó khăn, khổ nạn thì tới cuối cùng cũng sẽ được hưởng hạnh phúc. Ngược lại, kẻ gian ác, hãm hại người khác cũng sẽ gặp phải quả báo.

Nhưng truyện Cây tre trăm đốt còn có một bài học khác, đó là bài học về lòng bao dung và sự hối cải kịp thời. Tên địa chủ và những kẻ a dua theo hắn hãm hại, cười nhạo anh Khoai đã được thứ tha khi biết hối cải và sửa chữa kịp thời.

Check Also

Phân tích bài thơ Thu Điếu (Câu cá mùa thu) của tác giả Nguyễn Khuyến

Phân tích bài thơ Thu Điếu (Câu cá mùa thu) của tác giả Nguyễn Khuyến

Đề bài: Phân tích bài thơ Thu Điếu (Câu cá mùa thu) của nhà thơ …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *