Home / Ngữ văn / Ngữ văn lớp 8 / Suy nghĩ của em về câu “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”

Suy nghĩ của em về câu “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”

Đề bài:  Suy nghĩ của em về câu “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”

Bài làm

Người ta thường nói một đứa trẻ được sinh ra như một tờ giấy trắng, tuỳ theo môi trường trưởng thành mà sẽ vẽ lên tờ giấy đó những thứ khác nhau. Và có thể nói gia đình mà môi trường gần gũi nhất và có ảnh hưởng lớn đến tính cách của đứa trẻ sau này. Như ông cha ta từng đúc kết rằng “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”.

“Con nhà tông” muốn chỉ em bé được bố mẹ sinh ra, là kết tinh tình yêu của cả hai. Sau khi em bé chào đời, bé sẽ được nuôi nấng và lớn lên trong vòng tay và tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ và cả ông bà mình. Chính bởi vậy mà khi đứa trẻ bắt đầu có tri giác và học tiếp xúc với môi trường xung quanh, cha mẹ, ông bà là những người gần gũi nhất và cũng có ảnh hưởng nhất, do đó bé sẽ “không giống lông cũng giống cánh” với cha mẹ, ông bà mình. Cái giống ở đây có thể là nét giống về ngoại hình song cũng có thể là nét giống về tính cánh, tư tưởng.

“Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” được dùng khi người ta muốn chỉ sự giống nhau về ngoại hình hay tính cách giữa con cháu với ông bà bố mẹ mình. Bên canh đó người ta thường nói rằng trong gia đình những người giống nhau thường thân nhau hơn, do vậy câu tục ngữ còn phần nào thể hiện tình cảm gắn bó giữa các thành viên trong gia đình với nhau, bởi có thân mới ở gần nhau, có ở gần nhau mới bị ảnh hưởng lẫn nhau.

Xem thêm:  Kể lại một việc làm tốt đẹp thể hiện nếp sống văn minh nơi công cộng

Dễ dàng nhận ra trong xã hội những ví dụ cho “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”. Con của một nhà văn ít nhiều sẽ có khiếu văn học, con của một ca sĩ ít nhiều sẽ giống cha mẹ mình mà thích hát hoặc hát hay hay con của một hoạ sĩ ít nhiều sẽ thích vẽ, … Hay khi đến thăm một em bé mới sinh, người lớn hay ôm và ngắm em bé mà thốt những lời như: “Chao ôi, nhìn nó hệt như bố/mẹ nó ngày xưa, cái mũi này, cái miệng này, …”, khi chúng lớn hơn một chút mà nghịch ngợm hay có tính cách nào đó, người lớn cũng nói rằng : “Y như bố/mẹ nó hồi nhỏ”, quan hệ huyết thống đã tạo nên những con người giống nhau đến như thế.

Suy nghĩ của em về câu “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”
Suy nghĩ của em về câu “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”

Kho tàng văn học dân gian Việt Nam còn có câu “Cha mẹ sinh con, Trời sinh tính” ý muốn nói rằng cha mẹ sinh ra chúng ra, cho chúng ta thân thể này còn tính cách và trí tuệ là do môi trường hình thành nên, hay nói cách khác, cha mẹ cho chúng ta phần “con” còn phần “người” là tự do chúng ta tự hoàn thiện. Theo em hai câu tục ngữ này không trái ngược nhau mà dung hoà với nhau bởi dù môi trường sống cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến quá trình hoàn thiện một con người song quan hệ máu mủ là cũng là một yếu tố thiêng liêng và ít nhiều gì cũng ảnh hưởng đến thế hệ sau.

Xem thêm:  Thuyết minh về con trâu Việt Nam

Trong xã hội hiện đại ngày nay, nhiều người tâm niệm câu tục ngữ này còn mang thêm một tầng nghĩa cảnh tỉnh, giáo dục khác là con cái sinh ra và lớn lên sẽ phần nào giống và ảnh hưởng cha mẹ, ông bà. Một đứa trẻ sống với một ông bố nát rượu sẽ học bố mình uống rượu từ sớm, một đứa trẻ sống với người mẹ trộm cắp sẽ sinh tính ăn cắp vặt từ nhỏ, nhỏ thì ăn cắp của bạn bè, người thân, lớn thì ai sẽ lường được điều gì. Vì vậy người lớn cần cẩn trọng mọi lời ăn tiếng nói, cách dạy dỗ con cháu mình, tránh để chúng tiếp xúc và học theo cái xấu của người lớn, cố gắng hướng chúng trở thành những con người dù không hoàn hảo, tài giỏi nhưng trước hết phải là người tốt, có đạo đức và tính cách được mọi người yêu quý

“Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” là một câu tục ngữ trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam được ông cha ta đúc kết từ chính thực tế cuộc sống của mình, thể hiện sự kì diệu của huyết thống, nhìn đời sau mà đời trước có thể thấy thấp thoáng bóng hình mình qua đó.

Anh Vân

Check Also

Suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Cóc nghiến răng đang nắng thì mưa”

Suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Cóc nghiến răng đang nắng thì mưa”

Đề bài: Suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Cóc nghiến răng đang nắng thì …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *