Home / Ngữ văn / Văn nghị luận / Suy nghĩ của em về câu nói: Khiêm tốn thật thà dũng cảm

Suy nghĩ của em về câu nói: Khiêm tốn thật thà dũng cảm

Suy nghĩ của em về câu nói: Khiêm tốn thật thà dũng cảm – Bài làm 1

Con người chúng ta được sinh ra không nằm trong quy luật tương đối hai mặt của tự nhiên. Nếu như các sự vật trên trái đất đều có hai mặt tương đối với nhau thì con người chúng ta cũng có hai mặt tương đối trái ngược nhau trong cùng một con người mà điển hình là đức tính. Ngoài những đức tính tốt thì chúng ta cũng có những đức tính xấu như ích kỉ, hẹp hòi…Thế nhưng đáng chú ý và ca ngợi đó là đức tính tốt. Tiêu biểu cho đức tính tốt ấy phải kể đến đức tính khiêm tốn thật thà và dũng cảm.

Chúng ta đi giải thích lần lượt những khái niệm của ba đức tính kia. Thế nào là khiêm tốn. Khiêm tốn là một đức tính tốt của con người, đó là khi con người có một sự đánh giá bản thân không quá cao so với người khác mặc dù mình giỏi. Khiêm là khiêm nhường, tốn là từ tốn. Họ luôn đánh giá mình ở mức độ thấp hay bình thường với mọi người. Họ có tinh thần học hỏi tất cả mọi người xung quanh kể cả những người không giỏi bằng họ.

Thứ hai là thật thà, đây cũng là một đức tính tốt của con người chúng ta mà cần được gìn giữ và phát huy. Thật thà là đức tình mà người đó không biết nói dối luôn luôn nói sự thật không lươn lẹo lừa bịp ai điều gì. Nói cách khác thì thật thà chính là nói những gì vốn dĩ nó là sự thật.

Thứ ba là dũng cảm, đó là một tinh thần hay là một hành động thể hiện sự hùng dũng và quả cảm. Ấy là khi người ta không màng đến sống chết nữa, mọi sự khó khăn nguy hiểm đều bị lòng dũng cảm ấy vượt qua mọt cách dễ dàng. Nói tóm lại dũng cảm là hành động quên bản thân mình và vượt qua mọi khó khăn kể cả cái chết.

Đó là ba đức tính rất cần thiết đối với mỗi con người chúng ta đặc biệt là trong cuộc sống muôn vàn khó khăn và lừa lọc như thế giới hiện nay.Hay ba đức tính ấy chính là ba đức tính cần phải có trong chúng ta. Trước hết ba đức tính ấy được thể hiện khi chúng ta còn rất nhỏ. Khi ấy thì những hành động nhỏ cũng thể hiện ba đức tính đó rồi. Càng lớn thì những biểu hiện của khiêm tốn thật thà dũng cảm càng được biểu hiện rõ ràng và sâu sắc hơn. Tuy nhiên ở lúc còn nhỏ thì nếu chúng ta có ba đức tính ấy thì nó cũng được biểu hiện ra rồi. Ví dụ minh họa rất đơn giản như một đứa trẻ mới học lớp ba thôi, nó học rất giỏi và trở thành một học sinh xếp thứ nhất thứ nhì trong lớp thế nhưng nó không bao giờ tỏ ra kiêu ngạo với những người kém hơn nó. Nó vẫn hòa đồng khi được khen thì nó coi đó là một lời khích lệ chứ không vì được nâng lên cao mà nó kênh kiệu với những người bạn kém nó. Đó chính là biểu hiện của khiếm tốn. Khi làm bào kiểm tra một bạn học sinh học kém mà nhất định không mở tài liệu để chép thì đó là thật thà. Hay khi cãi cọ với bạn bè trong lớp mà sự thật như thế nào, mình có sai ở đâu không thì đó cũng là thật thà. Không những thế hành động mà học sinh đó đứng lên nhận lỗi về bản thân mình thì đó là dũng cảm rồi. Tuổi nhỏ như thế mà dám đứng lên nhận lỗi vượt qua chính bản thân mình, vượt qua mọi ánh mắt khinh thường của mọi người để đứng lên. Mặc dầu mọi người sẽ khinh thường bạn về những chuyện sai lầm nhưng nếu dũng cảm nhận lỗi thì mọi người lại trở nên yêu mến bạn hơn vì điều đó. Mà người ta vẫn nói kẻ thù lớn nhất của mình chính là chính mình vậy mà làm được điều đó thì không dũng cảm thì là gì!.

Xem thêm:  Biểu cảm về cây chuối trong vườn nhà em

Hay khi lớn lên cũng vậy những đức tính kia cũng được biểu hiện bằng những hành động lớn lao hơn. Trong cuộc sống bình thường thì mỗi chúng ta biểu hiện những đức tính khiêm tốn thật thà dũng cảm kia cũng rất đơn giản như khi còn bé chỉ là áp dụng vào những trường hợp khác mà thôi. Nó đơn giản như khi mình làm cùng đồng nghiệp của mình, mình giỏi hơn họ nhưng mình vẫn thấy phải học hỏi ở họ nhiều điều nữa chứ không phải mình giỏi nhất rồi. Hay khi bản thân chẳng may vi phạm pháp luật thì cũng “có gan ăn cắp có gan chịu đòn”. Không hề chốn tránh cũng không nói dối để giảm nhẹ tội mình đi. Bởi đó là bản chất của mỗi người nên nếu làm trái bản chất thì tư khắc sẽ lộ ra. Vì người thật thà thì nói dối không thành mồm họ nói nhưng ánh mắt và sắc thái mặt bạn đã tố cáo bạn rồi. Sự dũng cảm còn được thể hiện rất nhiều trong truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Những anh hùng thời cách mạng ấy đã xả thân vì nước mà không biết bao nhiêu lần vào sinh ra tử trong chiến trường.

Những người có ba đức tính trên sẽ được mọi người kính trọng và yêu thương hết mực. Vì những đức tính ấy đánh giá sự đúng đắn và trưởng thành của con người. Tuy nhiên thì ba đức tính ấy không hề tồn tại một cách tư nhiên và hằng hữu nó buộc ta phải rèn luyện tu dưỡng cả một đời. “Nhân chi sơ, tính bản thiện, tính tương cận, tập tương viễn” ai khi mới sinh ra đều hiền như nhau nhưng theo thời gian thì nó sẽ thay đổi nên chính vì thế mới cần học hành và rèn luyện giữ gìn nó.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về nghiện Facebook

Qua đây mỗi chúng ta hãy xây dựng và rèn luyện tu dưỡng tốt ba đức tính ấy. Nó không những mang đến sự đánh giá đúng đắn của người khác về mình mà còn được mọi người yêu mến kính trọng nữa. Đặc biệt đối mặt với những thói xấu mạnh mẽ dễ lôi kéo người ta thì chúng ta cần phải rèn luyện thường xuyên ba đức tính ấy nói riêng và những đức tính tốt nói chung. Hơn nữa làm được như thế là bạn đã làm theo những lời Bác Hồ dạy rồi đó.

Suy nghĩ của em về câu nói: Khiêm tốn thật thà dũng cảm – Bài làm 2

Hằng tuần, vào thứ hai, trong tiết chào cờ đầu tuần, chúng ta đều nghe đọc “5 điều Bác Hồ dạy” và những lời tuyên hứa rất hùng hồn. Không chỉ có ngày thứ hai mà ngày nào cũng vậy, chúng ta đều tâm niệm cố gắng thực hiện tốt những lời Bác dạy. Trong năm điều thì điều năm là “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Muốn thực hiện tốt lời Bác dạy thì trước hết phải hiểu được ý nghĩa của lời dạy. Vậy chúng ta hiểu gì về “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”?

Một điều dạy của Bác nhắc ta bài học quý. Trước hết là khiêm tốn. Người dạy ta khiêm tốn nghĩa là không khoe khoang, không tự đề cao mình mà coi thường người khác. Khiêm tốn là phải luôn luôn nghiêm khắc với bản thân, thấy được những mặt non yếu của mình để rèn luyện đồng thời luôn có ý thức học hỏi bè bạn và những người xung quanh. Còn “thật thà” là không gian dối trong làm việc cũng như trong quan hệ với mọi người. ‘Thật thà” còn có nghĩa là luôn nói đúng sự thực, ngay thẳng ở mọi nơi, mọi lúc. Bài học thứ ba: “Dũng cảm”, nghĩa là gan dạ không một chút sợ sệt để làm những việc tốt đẹp. Dũng cảm còn có nghĩa là dám làm dám chịu, không ươn hèn, không khuất phục trước quyền uy và bạo lực. Như vậy, khiêm tốn, thật thà, dùng cảm là những đức tính quý báu của con người.

Tại sao mỗi chúng ta cần phải rèn luyện những đức tính ấy? miớe tiên vì đó là những đức tính rất cần thiết đối với thiếu niên, học sinh chúng ta. Có khiêm tốn, thật thà chúng ta mới được mọi người quý mến, tin yêu – Dẫu ta có tài giỏi hơn người mà không kiêu ngạo, luc nào cũng tỏ vẻ nhún nhường, ham học hỏi ở mọi người thì ai cũng quý mến ta. Trong giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bè bạn cũng như mọi người xung quanh ta không gian dối, không lọc lừa,- lúc nào cũng trung thực, thành thật thì ta sẽ tạo được lòng tin ở mọi người. Trong việc học tập, công tác và rèn luyện, chúng ta gặp biết bao khó khăn, không có tinh thần dũng cảm làm sao ta có thể hoàn thành được nhiệm vụ được giao. Không những thế, các đức tính trên còn là cơ sở để khi lớn lên chúng ta sẽ rèn luyện những phẩm chất đạo đức cao hơn như lòng trung thành, tinh thần tận tụy, hi sinh vì đất nước và nhân dân, tác phong gần gũi và học hỏi quần chúng. Trong quá trình đấu tranh cách mạng, trang sử vàng của đất nước ta không thiếu những tấm gương thiếu niên Việt Nam “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Anh Kim Đồng, anh Vừ A Dính, Nguyễn Bá Ngọc… đã nêu cao tấm gương dũng cảm. Trong học tập, nhũng học sinh giỏi toàn quốc đã từng đạt nhiều giải thưởng, song vẫn khiêm tốn học hỏi. Chính vì vậy mà các bạn luôn được mọi người quý mến.

Xem thêm:  Nghị luận về câu nói của Bác Hồ trong buổi lễ khai mạc trường Đại Học Nhân dân

Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm là những đức tính đòi hỏi phải biết rèn luyện trong quá trình lâu dài mới có được. Là một học sinh, một đội viên Đội Thiếu niên .Tiền phong Hồ Chí Minh, ta phải luôn ghi nhớ những lời Bác dạy và có ý thức rèn luyện những đức tính đó ngay cả trong những công việc nhỏ hàng ngày. Ngay trong cuộc sống với bạn bè xung quanh, có biết bao tấm gương để mình có thể học hỏi: những bạn học sinh giỏi, học sinh nghèo hiếu học, những học sinh tiêu biểu lúc nào cũng trung thực và nghiêm túc khi làm bài, sẵn sàng nhận lỗi khi làm điều sai với thầy cô, cha mẹ, thẳng thắn  trung thực trong mối quan hệ với bạn bè… Những việc làm này tuy bình thường nhưng đó chính là những việc mà mỗi chúng ta cần học hỏi và phấn đấu thực hiện trong cuộc sống.

Bằng tình yêu thương thiếu niên nhi đồng, Bác Hồ đã để lại cho ta bao lời giáo huấn quý báu. Phấn đấu thực hiện cho được những điều Bác dạy, ta sẽ trở thành cháu ngoan của Bác. Năm điều Bác dạy luôn được nhắc nhở hàng ngày giúp ta soi rọi lại mình. Không chỉ “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” mà ngay cả từ điều một đến điều năm – điều nào ta cũng phải nhớ và cố làm theo. Nếu ai cũng có ý thức như vậy, chúng ta sẽ sớm trở thành con ngoan, trò giỏi và là người hữu dụng cho mai sau.

Check Also

Trình bày suy nghĩ về tinh thần tự học

Trình bày suy nghĩ về tinh thần tự học

Trình bày suy nghĩ về tinh thần tự học – Bài làm 1 Tất cả …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *