Home / Ngữ văn / Tiếng Việt lớp 4 / Tả cái trống trường em

Tả cái trống trường em

Tả cái trống trường em – Bài làm 1

Một ngày học mới bắt đầu, cổng trường em đã mở rộng, học sinh lần lượt cắp sách đến trường. Chợt vang lên tiếng Tùng!… Tùng!… Đó là tiếng gọi chúng em vào lớp của chiếc trống trường em đấy.

Trống được treo trên một chiếc giá bằng gỗ đặt trước phòng bảo vệ. Thân trống hao hao giống cái chum đựng nước, giữa thân phình to ra, hai đầu khum lại vì nó được làm bằng những thanh gỗ uốn cong và ghép liền nhau bằng keo dán gỗ. Thân trống được sơn màu đỏ tươi, màu của sự mạnh mẽ và chiến thắng. Giữa thân có hai vòng đai thắt bằng mây. Nhờ có hai vòng đai này mà trông treo được trên giá, không phải để chạm đất. Hai đầu trông bịt bằng da trâu căng thật phẳng, ta còn gọi là. mặt trông. Hai mặt trống ở hai dầu là hai hình tròn phẳng đều nhau. Chúng đã cộng tác với thân trông và dùi trống để tạo ra âm thanh, một thứ âm thanh rất đỗi quen thuộc với chúng em. Tiếng trống vang xa, lúc rành rọt ba tiếng gọi học sinh vào lớp, lúc "xả hơi" vang một hồi dài báo hiệu giờ tan trường, lúc "cầm canh" theo nhịp "Cắc, tùng! Cắc, tùng! " cho chúng em tập thể dục.

Mỗi khi nghe tiếng trống, lòng em bỗng rộn ràng. Tiếng trống giúp thầy và trò trong nhà trường thực hiện đúng giờ giấc của buổi học. Trống là hiệu lệnh điều khiển các hoạt động của chúng em. Trống thắp sáng từng nụ cười rạng rỡ của chúng em ở dưới mái trường.

Ngày tháng trôi qua, em được lên lớp mới, được học trường mới và có bạn mới nhưng tiếng trống ngày ấy vẫn còn văng vẳng trong kí ức. Em xem trống như người bạn thân thiết của mình.

Xem thêm:  Tả vườn rau (luống rau) nhà em lớp 4

Tả cái trống trường em – Bài làm 2

Đến nay, trường Tiểu học Ngô Thế Vinh của chúng em đã bước vào tuổi 30. Trường sở ngày càng được xây dựng khang trang hơn. Riêng cái trống trường đã được thay đổi nhiều lần. Đầu năm học mới, trống trường đã được “tân trang”. Cô giáo Thu Hiền nói vui với chúng em: “Trống trường sau khi đi thẩm mĩ viện về, bảnh bao hơn, tiếng nó giòn giã hơn cụ Trống năm ngoái…”

Cái trống trường em khá to. Mặt trống hai đầu bưng bằng da bò thuộc màu vàng nhạt. Đường kính mặt trống em đo được ba gang tay mình. Giữa mặt trống có ba vòng tròn đỏ thẫm bằng cái đĩa. Có đánh vào cái vòng tâm ấy, trống mới kêu vang xa. Thân trông phình to, có lẽ hai chú học trò lớp 4 nối tay nhau ôm vừa xuể. Tang trông được liên kết bằng những thanh gỗ hai đầu hơi bé, ở giữa hơi to; được gắn bằng sơn ta vừa bền vừa chắc. Giữa bụng trống được thắt bằng ba vòng đai bằng song, bằng mây trông rất khỏe và ngộ nghĩnh. Cái thân trông năm ngoái bạc phếch thì năm nay thân trống được sơn màu ngà, trang nhã lắm. Có lần em hỏi thầy Bình dạy thể dục tại sao người ta không dùng đinh sắt mà lại dùng đinh tre để bưng trống. Thầy Bình giảng giải: “Đinh tre dãn nở hợp lí, lúc nào cũng giữ cho mặt trống phẳng và căng đều. Đinh sắt làm mòn da trống. Đinh tre bám chặt vào các lỗ khoan. Đó là kinh nghiệm lâu đời của những người thợ làm trông thủ công”.

Chú trống trường em rất oai. Hiệu lệnh của chú ban ra, cả trường ai cũng phải răm rắp làm theo. 6h30 chú cất ba hồi dài vang động xóm thôn. Học sinh thôn Hạ, thôn Thượng, thôn Trung náo nức, hối hả đến trường. Một hồi chín tiếng, học sinh các lớp xếp hàng vào lớp. Một hồi sáu tiếng báo hiệu ra chơi. Một hồi ba tiếng, học sinh lại vào học. Một hồi trống dài tan học, hàng nghìn học sinh túa ra về.

Xem thêm:  Giải thích câu: "Không thầy đố mày làm nên"

Tiếng trống trường em kêu to lắm. Từ thôn Thượng, sáng nào em cũng nghe rõ tiếng trông trường em. Cái âm thanh “Tùng! Tùng! Tùng!” lúc khoan, lúc nhặt, lúc dồn dập cứ dội vào lòng em, giục em rảo bước. Chẳng hề cần ăn uống mà chú ta cần mẫn, siêng năng, rất đúng giờ. Ba tháng hè chú nằm nghỉ. Suốt năm học trừ ngày lễ, ngày Chủ nhật là chú được nằm chơi, còn từ thứ 2 đến thứ 7 ngày hai buổi, chú dõng đạc truyền lệnh. Khi nào chú cũng nhắc thầy trò: “Đúng giờ! Đúng giờ! Nhanh lên! Nhanh lên!”

Tiếng trống ngày khai trường, tiếng trống tan học… cái âm thanh bình dị, thân thuộc ấy đã để lại trong tâm hồn em bao kỉ niệm đẹp về mái trường thân yêu, về tình thầy, tình bạn một thời thơ bé.

Mới ngày nào vào học lớp Một, nghe tiếng trống trường ngày khai giảng mà hồi hộp. Thế mà nay em đã là cậu học sinh lớp Bốn rồi. Càng thấy yêu càng thấy nhớ cái âm thanh rộn ràng ấy mỗi buổi mai khi hừng đông rực đỏ.

Tả cái trống trường em – Bài làm 3

“Tùng… tùng… tùng" chắc các bạn ai cũng đoán ra được âm thanh rộn rã phát ra từ đâu. Chính là từ tiếng trống trường em. Hằng ngày đến trường, chúng em luôn được lắng nghe âm thanh rộn rã của tiếng trống. 

Trống được đặt trên cái giá gỗ vững chắcở trên hành lang của khu hiệu. Đó là một chiếc trống lớn, ở giữa trống phình to ra trong khi ở hai đầu thon gọn lại. Trống được sơn màu đỏ thắm. Hai mặt trống được làm bằng da trâu. Ngang lưng trống được thắt hai cái đai bằng mây khiến cho nó trông rất oai vệ. Nhìn từ xa trống như được mang một chiếc thắt lưng thật đẹp.Cây dùi dài, đầu hình tròn, bằng gỗ được đặt bên cạnh trống.

Xem thêm:  Cảm nhận mối quan hệ giữa hình ảnh những chiếc xe không kính và người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm tiến Duật

Âm thanh tiếng trống đã trở nên vô cùng quen thuộc với chúng em. Trước mỗi giờ vào học, tiếng trống vang lên thật oai nghiêm như lời nhắc nhở chúng em nhanh chân đến lớp. Vào giờ chơi, âm thanh tiếng trống vang lên như một tiếng reo vui giòn giã, mời gọi chúng em ra sân nô đùa sau những tiết học vất vả. Đến giờ tan học, tiếng trống ngân vang một điệu khác âm vang hơn như một chiếc đồng hồ báo thức đáng kính của chúng em. Suốt những năm học, bác trống luôn là người bạn thân thiêt của chúng em. Vào ngày lễ khai giảng, trống được mang lên trên sân khấu một cách trang trọng. Âm thanh tiếng trống vang leenthaajt oai nghiêm và tự hào.

Tiếng trống trường rộn rã làm tan cái nắng hè dịu đi những tiêng ve còn vương trên vòm cây xanh lá”. Một nhạc sĩ nào đó đã viết một câu hát như thế. Trống như một người bạn gắn bó thân thiết với tuổi thơ chúng em.

Trường học không chỉ có những người thân là bạn bè, thầy cô, là những đồ vật thân thương như chiếc bà, cái bảng, hàng cây. Và còn một thứ không thể không nhớ đến, đó chính là cái trống trường.

Check Also

Tả em gái của em

Tả em gái của em

Đề bài: Em hãy tả em gái của em Tả em gái – Bài làm …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *