Home / Ngữ văn / Văn thuyết minh / Thuyết minh về nhạc cụ dân tộc – cây khèn

Thuyết minh về nhạc cụ dân tộc – cây khèn

Thuyết minh về cây khèn – Bài làm 1

Trong sự bùng nổ của âm nhạc hiện nay, các loại hình nhạc cụ hiện đạ như: piano, violong, ghita hay sacxophone…. Rất được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi, phổ biến.Cũng trong sự phát triển mạnh mẽ mang tính thời đại ấy mà nhiều người đã quên đi, thậm chí không biết đến những loại nhạc cụ dân tộc, trong số đó có khèn.

Khèn là một loại dân tộc có từ rất lâu đời, xưa kia nó được sử dụng tương đối rộng rãi, tuy nhiên ngày nay nó đã bị rất nhiều người lãng quên, đây là một điều rất đáng tiếc.Khèn là loại nhạc cụ dùng hơi để thổi, cũng giống như sáo nhưng chất liệu để làm nên khèn cũng đa dạng, phong phú hơn rất nhiều.Khèn có thể làm bằng những thanh tre, thanh trúc thẳng, buộc lại với nhau như khèn của người Tây Bắc, khèn của người Mông.Tuy nhiên, chỉ một chiếc lá thôi người ta cũng có thể biến nó thành một loại khèn, có thể thổi lên những giai điệu tình yêu đầy sôi nổi,nồng nàn.Có lẽ, khèn được sử dụng nhiều hơn ở những dân tộc vùng núi phía Bắc Việt Nam, cũng có lẽ bởi vậy mà so với các loại nhạc cụ dân tộc khác thì nó được ít người biết đến hơn.

Những người dân tộc thiểu số dùng khèn khá phổ biến, không chỉ trong những lễ hội lớn mà ngay cả trong hoạt động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày họ cũng thổi cho nhau nghe những giai điệu thật tuyệt.Đối với những người dân tộc,tiếng khèn có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Bởi họ không chỉ coi đó là thứ âm thanh dùng để giải trí, khuấy động bầu không khí mà còn là phương tiện, là những người bạn để khi buồn, khi vui đều có thể thổi nó để dãi bày. Do vậy, tiếng khèn càng trở nên độc đáo, ý nghĩa hơn đối với những người dân nơi đây.Hiện nay, ở những dân tộc miền Núi, khèn vẫn được sử dụng như một loại dân tộc phổ biến, đặc trưng cho tộc người của mình. Họ thổi lên những giai điệu tình yêu để tỏ tình, họ thổi lên những khúc nhạc vui nhộn để xua đi cái mệt mỏi của ngày lao động. Đối với họ,bất cứ lúc nào tiếng khèn cũng có thể cất lên, và nó cũng trở nên vô cùng gắn bó với cuộc sống của họ.

Hiện nay, du lịch ở các vùng núi phía Bắc, những bản làng đang là địa điểm thu hút du khách trong nước và ngoài nước đến tham quan, tham gia vào cuộc sống sinh hoạt nơi đây. Và tiếng khèn cũng đã trở thành một loại nhạc cụ đặc trưng mà những du khách sẽ nhớ đến trong hành trình du lịch, khám phá của mình ở đây.
Khèn là một loại nhạc cụ được thổi bằng lá chính vì vậy giá trị của nó mang nặng yêu tố truyền thống sâu sắc, hình ảnh những con người thổi khèn cũng để lại những ý nghĩa vô cùng sâu sắc cho mỗi con người, giá trị của nó đối với dân tộc đối với đất nước cũng mang ý nghĩa vô cùng to lớn.

Xem thêm:  Dàn bài: Phân tích vể đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh

Trong cuộc sống chúng ta thấy những loại nhạc cụ này rất phổ biến ở những vùng miền núi, nó đậm đà giá trị và nét văn hóa truyền thống hơn, khèn là loại âm thanh hay, nó du dương, và con người có thể thổi theo những làn điệu dân ca quen thuộc và mang lại nhiều ý nghĩa sâu sắc cho mỗi người, nó không chỉ để lại những làn điệu có hồn mà còn đậm đà chất dân tộc nó chất phác và đậm chất quê hương, như chúng ta thấy khèn là một nhạc cụ có giá trị và nó phổ biến của dân tộc Việt Nam. Tiếng khèn tiếng sáo nó cũng rất phổ biến và vô cùng đa dạng, hiện nay loại nhạc cụ này được coi là phổ biến, khi Việt Nam ngày càng có nhiều chính sách cải tạo và phát huy nó.

Khèn chúng ta thấy phổ biến ở vùng Tây Bắc nơi có những đôi lứa hẹn hò và những tình cảm chân thành và giá trị nhất mà họ dành cho nhau, những tiếng hò du dương qua những tiếng sáo cũng làm nên những giá trị to lớn và mang nhiều cảm xúc nhất, những hình ảnh thế hiện được điều đó đã mang đậm những giá trị tinh thần không chỉ hôm nay và còn nhiều ngày khác nữa, giá trị của nó không chỉ để ôn lại những truyền thống quý báu cho dân tộc mà đó là làn điệu dân ca hay và du dương lòng người bởi giá trị và niềm tin của đó đối với mỗi con người, chúng ta đều biết được nó qua những giai điệu nhẹ nhàng, như chúng ta đều thấy tiếng khèn Tây Bắc luôn để lại cho họ những ấn tượng đặc biệt sâu sắc nhất dành cho mỗi người nó không chỉ để lại những giá trị tinh thần to lớn cho nhân loại mà ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển hình ảnh này vẫn luôn mạnh mẽ và đem lại được giá trị to lớn nhất đối với mỗi con người.

Xem thêm:  Tả cảnh đẹp của mùa xuân – Văn hay lớp 2

Tiếng khèn là giá trị to lớn mà con người dành cho dân tộc chúng ta, những tiếng khèn có giá trị và đem lại những điều mang những ý nghĩa mạnh mẽ và thúc đẩy dân tộc ta mỗi ngày cần biết giữ gìn và phát triển được truyền thống quý báu của dân tộc.

Thuyết minh về cây khèn – Bài làm 2

Khèn là loại nhạc cụ hết sức quen thuộc của đồng bào các dân tộc, Thái, Mường, Lào, H’mông… Người Mường thổi khèn đệm cho những điệu hát Thường, Đang. Người H’mông dùng tiếng khèn để giao duyên trai gái và làm đạo cụ cho những điệu múa khèn.

Khèn có nhiều loại như: khèn Thái, khèn Mường, khèn Lào, khèn H’mông… Đó là loại nhạc cụ thuộc bộ hơi có câu trúc khá phức tạp, gồm nhiều

ống trúc xếp cạnh nhau một đầu cắm xuyên qua bầu gỗ hình bắp chuối làm hộp cộng hưởng. Khèn H’mông có 6 ống, khèn Thái có 12 ống, có khi tới 14 ống, bó thành 2 hàng, gọi là khèn bè… Khèn bè có thể thổi thành bè, có bè giai điệu, có bè trầm. Thông thường, có âm kéo dài hoặc lặp đi lặp lại tạo thành âm nền trì tục.

Có thể nói rằng khèn là một trong những nhạc cụ ra đời từ rất sớm ngay từ những buổi đầu dựng nước. Bằng chứng là, trên các hình chạm khắc của trống đồng, người ta thấy hình ảnh người thổi khèn tham gia vào nhóm người nhảy múa và thường đứng ở CUỐI hàng. Người ta cũng tìm thấy một tượng đồng miêu tả cảnh hai người cõng nhau vừa thổi khèn vừa nhảy múa. Hình trên trống đồng cũng cho ta thấy từ xa xưa đã có hai loại khèn: loại khèn có bầu dài (như khèn H’mông) và loại khèn có bầu ngắn (nhưkhèn Thái). Trong sách lĩnh biểu lục dị, Lục Tuân, người đời Đường (khoảng thế kỉ thứ VII) đã miêu tả cây khèn, mà ông gọi là cái Sinh như sau: ‘Người Giao Chỉ lấy quả bầu khô, cắm mười ba cái ống có lưỡi gà vào mà thổi, tiếng nghe trong trẻo, hợp với luật là ‘.

Thuyết minh về cây khèn – Bài làm 3

Giống như quan họ Bắc Ninh thì khèn không biết từ bao giờ đã trở thành những quan niệm sống những nền văn hóa và nét tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống của người H'Mông. Chiếc khèn đã trở đi trở lại trên những tác phẩm truyện và thơ như Tây Tiến của Quang Dũng và Vợ Chồng A Phủ của Tô Hoài. Vậy không biết rằng khèn có những đặc điểm vai trò gì đối với đời sống tâm hồn nơi đây.

Xem thêm:  Anh/ chị hãy tả lại cơn mưa mùa hạ

Khèn có cả truyền thuyết về nó, điều đó chứng tỏ khèn có rất từ lâu đời rồi. truyền thuyết kể lại rằng ngày xưa, một gia đình nọ có sáu anh em, ai cũng hát hay, sáo giỏi. Lúc chưa lập gia đình, tiếng sáo của họ khi thổi cùng nhau lúc vi vút, xào xạc như cây rừng gặp gió, lúc véo von tựa chim trên đỉnh núi cao, lúc lại ào ào như thác đổ. Những dịp hội hè, họ đều đến thổi sáo giúp vui.

Sau này, khi họ đều có gia đình, những lúc không hợp đủ cả sáu người, tiếng sáo trở nên lạc điệu. Họ bèn bàn nhau chế tác ra thứ nhạc cụ hợp nhất nhiều thứ. Người anh cả nghĩ ra cái bầu, anh thứ hai nghĩ ra ống thổi dài, bốn người còn lại nghĩ ra những ống thổi tiếp theo. Tất cả sáu ống, thay cho sáu anh em. Lạ thay, thứ nhạc cụ lạ lùng ấy khi hoàn thiện, thổi lên tạo ra nhiều tầng âm thanh có sức quyến rũ kỳ lạ… Đó là chiếc khèn H’Mông ngày nay.

Khèn ngoài người H'Mông ra thì còn có khèn của người Thái, người Lào, người mường…và những loại khèn ứng với những dân tộc ấy mang tên dân tộc ấy. Khèn là loại nhạc cụ thuộc bộ hơi và rất phức tạp, gồm nhiều ống trúc xếp cạnh nhau một đầu cắm xuyên qua bầu gỗ  hình bắp chuối làm bầu cộng hưởng. Khèn H'Mông có 6 ống, khèn Thái có 12 ống, có khi có đến 14 ống, bó thành hàng…Khèn có thể thổi thành bè, có bè giai điệu và có bè trầm. Thông thường có âm kéo dài và lặp đi lặp lại.

Những chiếc khèn ấy có tác dụng rất lớn trong đời sống tình cảm của người H'Mông vì thứ nhất nó chính là những dụng cụ để cho chàng trai H'Mông tỏ tình với người con gái Mông. Tiếng khèn không thể thiếu trong những đêm tình mùa xuân, những ngày hội ném pao, ném quay của họ được tổ chức bên cạnh tiếng khèn của họ.

Như vậy qua đây ta thấy được những đặc điểm và nguồn gốc của khèn. Khèn trở thành những âm thanh không thể thiếu trong âm nhạc để làm nền cho những lời tán tỉnh của trai gái yêu nhau. Yêu làm sao khi thấy được những âm thanh ấy.

Check Also

Thuyết minh về biểu tượng quyển sách

Thuyết minh về biểu tượng quyển sách

Thuyết minh về biểu tượng quyển sách – Bài làm 1 Mỗi chúng ta ai …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *