Home / Ngữ văn / Ngữ văn lớp 7 / Chứng minh câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.

Chứng minh câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.

Đề bài: Em hãy chứng minh câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.

Bài làm

Tục ngữ được ví như “Túi khôn” của dân gian trong đó chứa đựng những kinh nghiệm về lao động sản xuất cũng như kinh nghiệm sống mà ông cha ta đã quan sát và đúc rút lại. Nói về sự ảnh hưởng của môi trường, xã hội đến việc hình thành nhân cách con người dân ta có câu “Gần mực thì đen gần đèn thì rạng”.

Mỗi câu tục ngữ đều lấp lánh nhiều tầng nghĩa và nghĩa sâu xa ẩn sau lớp nghĩa đen mới là điều mà ông cha ta muốn gửi gắm.“Mực” thường màu đen biểu thị cho sự tối tăm, dốt nát, xấu xa. “Đèn” lại biểu thị cho những gì sáng sủa, tốt đẹp và nề nếp. Như vậy “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” có ý nghĩa là khi ta được sống trong một môi trường tốt, trong sạch thì ta sẽ có cơ hội phát triển toàn diện. Bên cạnh đó nếu ta phải sống ở nơi nhiều tệ nạn, cạm bẫy thì ta sẽ dễ sa ngã và trở thành người xấu. Câu tục ngữ chính là chỉ ra sự tác động của môi trường sống đến việc hình thành nhân cách của con người.

Vì sao nhân dân ta lại khẳng định “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”? Bởi lẽ con người bị tác động rất nhiều bởi môi trường sống xung quanh. Khi ta được sống trong một gia đình hạnh phúc luôn luôn tràn ngập tiếng cười. Bố mẹ ta là người quan tâm đến gia đình, biết cách chăm sóc con cái. Ta được đi học trong ngôi trường nhiều học sinh ngoan, học giỏi, thầy cô tận tụy. Môi trường xung quanh ta là những người tốt biết giúp đỡ mọi người thì không lẽ gì ta lại trở thành một con người xấu. Sống trong một môi trường như vậy dù bạn không trở thành một người xuất sắc thì chí ít cũng sẽ là một công dân tốt. Ngược lại nếu bạn sống trong một gia đình không hạnh phúc, môi trường học tập không tốt, xung quanh bạn là những tệ nạn xã hội thì nguy cơ rất lớn bạn sẽ dính vào những tệ nạn đó.

Xem thêm:  Em hãy chứng minh câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng”.

Câu chuyện  mẹ Mạnh Tử  ba lần chuyển nhà cho con chính là minh chứng rõ nhất cho điều này. Chuyện kể rằng, lần thứ nhất, mẹ con Mạnh Tử sống gần bãi tha ma. Hàng ngày, Mạnh Tử vẫn thường ra đây nô đùa, Mạnh Tử thường diễn lại cảnh ông nhìn thấy ở bãi tha ma. Mạnh mẫu nhận thấy đây không phải chỗ ở tốt cho con trai mình. Bà liền chuyển nhà sang một khu phố mua bán sầm uất nhưng tình hình không khả quan cho lắm. Mạnh Tử học cách cân, đo, đong, đếm của những kẻ mua bán của những kẻ mua bán hay khoe khoang đồ của mình. Lần này Mạnh mẫu chuyển nhà đến gần một ngôi trường, Mạnh Tử sống gần đây nên học những khuôn mẫu lễ giáo, học hành chăm chỉ, lúc bấy giờ Mạnh mẫu mới thở phào “Đây mới là chỗ ở của con ta”. Nhờ sự giáo dục nghiêm khắc và đúng cách của mẹ Mạnh Tử đã học hành chăm chỉ và trở thành nhà hiền triết nổi tiếng. Câu chuyện một lần nữa cho ta thấy tầm quan trong của môi trường xung quanh đến việc hình thành nhân cách con người. Đồng thời khẳng định tầm đúng đắn của câu tục ngữ. Bên cạnh đó dân ta cũng thường có câu : “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”. Cho nên việc xây dựng một môi trường sống, môi trường gia đình trường học và cả môi trường xã hội lành mạnh là vô cùng cần thiết.

Xem thêm:  Viết đoạn văn ngắn có sử dụng phép hoán dụ và ẩn dụ

Chứng minh câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.
 Chứng minh câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”

Tuy nhiên, trong cuộc sống ta vẫn bắt gặp những tấm gương gần mực mà không đen, “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Ví như những chiến sĩ Cách Mạng trong thời kì chống Pháp và Mỹ tuy phải sống trong lòng địch nhưng không bị mua chuộc mà vẫn luôn giữ vững niềm tin hướng về Tổ quốc thân yêu. Bởi vì con người không chỉ chịu tác động của hoàn cảnh mà còn có thể vươn lên trên hoàn cảnh để tự phát triển bản thân.

Câu tục ngữ tuy đúng nhưng ở một khía cạnh nào đó nó còn thiếu bởi chúng ta không chỉ cần xây dựng một môi trường sống tốt để có thể phát triển tốt mà còn cần tự rèn luyện bản thân có thể vượt lên trên hoàn cảnh để tự phát triển một cách tốt đẹp giống như đóa sen kia dù sống trong bùn lầy vẫn tỏa ngát hương thơm cho đời.

Lan Anh

Check Also

Em hãy giải thích câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn"

Em hãy giải thích câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”

Em hãy giải thích câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" Bài làm Uống nước …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *