Home / Ngữ văn / Tài liệu tổng hợp kiến thức Văn bản 9 (có liên hệ) – Luyện thi tuyển sinh 10

Tài liệu tổng hợp kiến thức Văn bản 9 (có liên hệ) – Luyện thi tuyển sinh 10

Tài liệu tổng hợp kiến thức Văn bản 9 (có liên hệ) – Luyện thi tuyển sinh 10

Hướng dẫn

Nội dung:

Tài liệu tổng hợp kiến thức Văn bản 9 – Luyện thi tuyển sinh 10

1. Chuyện người con gái Nam Xương

– Tác giả: Nguyễn Dữ.

– Thể loại: Truyện truyền kì.

– Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm.

– Nội dung: Tác phẩm ngợi ca và khẳng định vẻ đẹp phẩm chất và tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, niềm cảm thương số phận bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến.

– Nghệ thuật: Truyện truyền kì viết bằng chữ Hán; kết hợp các yếu tố hiện thực và yếu tố hoang đường kì ảo với cách kể chuyện, xây dựng nhân vật rất thành công.

* Tác phẩm liên hệ:

+ Hình tượng nhân vật Thúy Kiều.

+ Hình tượng người phụ nữ khổ đau, bất hạnh trong ca dao.

+ Hình tượng nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong Lục Vân Tiên.

+ Hình tượng nhân vật người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương:

“Thân em thời trắng phận em tròn,

Bảy nổi ba chìm mấy nước non.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,

Nhưng em vẫn giữ tấm lòng son”.

2. Hoàng Lê nhất thống chí (hồi 14)

– Tác giả: Ngô gia văn phái.

– Thể loại: Thể chí + Tiểu thuyết lịch sử.

– Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả.

– Nội dung: Tác phẩm khắc họa đậm nét hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ – Quang Trung với chiến công thần tốc đại phá quân Thanh; sự thất bại thảm hại của quân Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước hại dân.

– Nghệ thuật: Tiểu thuyết lịch sử chương hồi viết bằng chữ Hán; cách kể chuyện nhanh gọn, chọn lọc sự việc, khắc hoạ nhân vật chủ yếu qua hành động và lời nói.

* Tác phẩm liên hệ:

+ Hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên.

+ Hình ảnh “hiệp sĩ đường phố” thời nay.

3. Chị em Thuý Kiều.

– Xuất xứ: Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du.

– Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm (nổi bật là miêu tả).

– Nội dung: Trân trọng ngợi ca vẻ đẹp tuyệt sắc của chị em Thuý Kiều, dự cảm về số phận nhân vật, thể hiện cảm hứng nhân văn sâu sắc.

– Nghệ thuật: Bố cục chặt chẽ, hoàn chỉnh; bút pháp ước lệ tượng trưng; ngôn ngữ tinh luyện, giàu cảm xúc; khai thác triệt để biện pháp tu từ.

* Tác phẩm liên hệ:

4. Cảnh ngày xuân.

– Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du.

– Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả (nổi bật là miêu tả).

Nội dung: Bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng.

– Nghệ thuật: Từ ngữ bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình.

* Tác phẩm liên hệ:

+ Cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của thanh Hải.

+ Thơ cổ Trung Quốc:

“Phương thảo liên thiên bích

Lê chi sổ điểm hoa”

(Cỏ non liền với trời xanh

Trên cành lê có mấy bông hoa)

5. Kiều ở lầu Ngưng Bích.

– Xuất xứ: Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du.

– Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm, miêu tả (nổi bật là biểu cảm, miêu tả nội tâm).

– Nội dung: Cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều.

– Nghệ thuật: Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, miêu tả nội tâm, sử dụng ngôn ngữ độc thoại, điệp từ, điệp cấu trúc.

* Tác phẩm liên hệ:

+ Nỗi nhớ quê nhà trong bài thơ “Bếp lửa” của bằng Việt.

+ Tấm lòng thủy chung, son sắc của Vũ Nương.

6. Lục Vân Tiên Cứu Kiều Nguyệt Nga.

– Xuất xứ: Trích truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.

– Thể loại: Truyện thơ Nôm.

– Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

– Nội dung: Khắc hoạ những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài; Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, ân tình.

– Nghệ thuật: Ngôn ngữ giản dị mộc mạc mang màu sắc Nam Bộ; xây dựng nhân vật qua hành động, cử chỉ lời nói.

* Tác phẩm liên hệ:

+ Hình tượng nhân vật anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ.

+ Hình tượng nhan vạt Triệu Tử Long trong Tam Quốc diễn nghĩa.

+ Hình ảnh “hiệp sĩ đường phố” thời nay.

7. Đồng chí

– Tác giả: Chính Hữu.

– Thể thơ: Tự do.

– Phương thức biểu đạt: biểu cảm, tự sự, miêu tả.

– Xuất xứ: Được viết đầu năm 1948, sau khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc (thu đông

1947). Bài thơ rút từ tập “Đầu súng.

– Nội dung: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng của những người lính vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

– Nghệ thuật: Hình ảnh thơ mộc mạc, giản dị, có sức gợi cảm lớn. Sử dụng bút pháp tả thực, có sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố hiện thực và lãng mạn.

* Tác phẩm liên hệ:

+ Hình ảnh người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính

+ Hình ảnh vầng trăng và người lính trong bài Ánh trăng của Nguyễn Duy.

+ Tình đòng chí, đồng đội keo sơn, thắm thiết qua Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Những ngôi sao xa xôi.

Xem thêm:  Em hãy viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu tả về quê hương em

8. Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

– Tác giả: Phạm Tiến Duật.

– Kết hợp thể thơ 7 chữ và thể tám chữ.

– Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, tự sự, miêu tả.

– Xuất xứ: Viết năm 1969 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang trong gian đoạn vô cùng ác liệt trên tuyến đường Trường Sơn. Bài thơ rút rừ tập “Vầng trăng quầng lửa”.

– Nội dung: Khắc họa hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam.

– Nghệ thuật: Giọng điệu ngang tàng, phóng khoáng pha chút nghịch ngợm. Hình ảnh thơ độc đáo, ngôn từ có tính khẩu ngữ gần với văn xuôi. Nhan đề độc đáo.

* Tác phẩm liên hệ:

+ Hình ảnh người lính quả cảm, kiên trung, lạc quan, yêu đời trong bài thơ Đồng chí, Những ngôi sao xa xôi.

+ Hình ảnh tuổi trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

9. Đoàn thuyền đánh cá.

– Tác giả: Huy Cận.

– Thể thơ: Thất ngôn trường thiên.

– Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả.

– Xuất xứ: Bìa thơ được sáng tác năm 1958, trong chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh của nhà thơ Huy Cận. Bài thơ được rút trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”.

– Nội dung: Bài thơ là sự kết hợp hài hoà giữa cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về lao động và cuộc sống mới. Qua đó, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của con người lao động được làm chủ thiên nhiên và làm chủ cuộc sống của mình.

– Nghệ thuật: Âm hưởng thơ vừa khoẻ khoắn sôi nổi, vừa phơi phơi bay bổng. Cách gieo vần có nhiều biến hoá linh hoạt các vần trắc xen lẫn vần bằng, vần liền xen với vần cách. Nhiều hình ảnh tráng lệ, trí tưởng tượng phong phú.

* Tác phẩm liên hệ:

+ Hình ảnh con người lao động mới, niềm tin tưởng và tinh thần hăng say lao động trong Lặng lẽ Sa Pa.

+ Bài thơ quê hương, bức tranh lao động tên biển trong bài thơ Quê Hương của Tế Hanh.

+ Khát vọng vươn xa đến với những chân trời sáng lạng trong bài Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên)

10. Bếp lửa

– Tác giả: Bằng Việt.

– Thể thơ: Kết hợp 7 chữ và 8 chữ.

– Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả, tự sự, nghị luận.

– Xuất xứ: Được viết năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài (Liên Xô cũ). Bài thơ được đưa vào tập “Hương cây – Bếp lửa” (1968) tập thơ đầu tay của Bằng Việt- Lưu Quang Vũ.

– Nội dung: Bài thơ gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.

– Nghệ thuật: Hình tượng thơ sáng tạo “Bếp lửa” mang nhiều ý nghĩa biểu tượng. Giọng điệu và thể thơ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm.

* Tác phẩm liên hệ:

+ Nỗi nhớ quê hương tha thiết trong truyện ngắn Làng (Kim Lân)

+ Tình cảm gia đình ấm áp trong Bếp lửa, Nói với con, Chiếc lược ngà, Kiều ở lầu Ngưng Bích.

+ Hình ảnh người bà hiền hậu trong bài thơ Tiếng gà trưa của xuân Quỳnh.

11. Ánh trăng

– Tác giả: Nguyễn Duy.

– Thể thơ: thơ 5 chữ

– Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, tự sự.

– Xuất xứ: Viết năm 1978,tại thành phố Hồ Chí Minh -nơi đô thị của cuộc sống tiện nghi hiện đại, nơi những người từ trận đánh trở về đã để lại sau lưng cuộc chiến gian khổ mà nghĩa tình. In trong tập thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy –tập thơ đạt giải A của Hội nhà Văn Việt Nam năm 1984.

– Nội dung: Bài thơ là một lời tự nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. Thông qua hình tượng nghệ thuật “Ánh trăng” và cảm xúc của nhà thơ, bài thơ đã diễn tả những suy ngẫm sâu sắc về thái độ của con người đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa.

– Nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ, phương thức biểu đạt tự sự kết hợp với trữ tình. Giọng thơ mang tính tự bạch, chân thành sâu sắc. Hình ảnh vầng trăng – “ánh trăng” mang nhiều tầng ý nghĩa.

* Tác phẩm liên hệ:

+ Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ Đồng chí.

+ Biểu tượng ánh trăng nghĩa tình, thủy chung, lời nhắc nhở của quá khứ trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:

“- Mình về thành thị xa xôi

Nhà cao, còn thấy núi đồi nữa chăng?

Phố đông, còn nhớ bản làng

Sáng đèn, còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?”

(Việt Bắc – Tố Hữu)

12. Làng

– Tác giả: Kim Lân.

– Thể loại: Truyện ngắn.

– Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

– Xuất xứ: viết năm 1948. Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tác phẩm được rút từ tập truyện cùng tên của Kim Lân

– Nội dung: Qua tình yêu làng thiết tha, tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân.

– Nghệ thuật: Xây dựng cốt truyện tâm lí, tình huống truyện đặc sắc; miêu tả tâm lí nhân vật sâu

sắc, tinh tế; ngôn ngữ nhân vật sinh động, giàu tính khẩu ngữ, thể hiện cá tính của nhân vật; cách trần thuật linh hoạt, tự nhiên.

Xem thêm:  Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động nhân vật Mị trong đâm tình mùa xuân ở Hồng Ngài

* Tác phẩm liên hệ:

+ Tình yêu làng, yêu quê hương đất nước trong Nói với con.

+ Tình cảm gia đình ấm áp trong Bếp lửa, Nói với con, Chiếc lược ngà,

+ Hình ảnh người nông dân hiền hậu trong Lão hạc (nam Cao)

13. Lặng lẽ Sa Pa

– Tác giả: Nguyễn Thành.

– Thể loại: Truyện ngắn.

– Phương thức biểu đạt: Tự sự, trữ tình, nghị luận.

– Xuất xứ: Sáng tác năm 1970, là kết quả của chuyến thực tế ở Lào Cai của tác giả, khi miền Bắc tiến lên xây dựng CNXH, xây dựng cuộc sống mới. Rút từ tập truyện “Giữa trong xanh” (1972).

– Nội dung: Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông hoạ sĩ, cô kĩ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao Sa Pa. Qua đó, truyện ca ngợi những người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước.

– Nghệ thuật: Truyện xây dựng tình huống hợp lí, cách kể chuyện hợp lí, tự nhiên; miêu tả vật từ nhiều điểm nhìn; ngôn ngữ chân thực giàu chất thơ và chất hoạ; có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận.

* Tác phẩm liên hệ:

+ + Hình ảnh con người lao động mới, niềm tin tưởng và tinh thần hăng say lao động trong Lặng lẽ Sa Pa.

+ Khát vọng vươn xa đến với những chân trời sáng lạng trong bài Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên).

+ Hình ảnh tuổi trẻ Việt Nam anh hùng, chiến đấu, lao động vì quê hương, đất nước thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong Những ngôi sao xa xôi, Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

14. Chiếc lược ngà

– Tác giả: Nguyễn Quang Sáng.

– Thể loại: Truyện ngắn.

– Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.

– Sáng tác năm 1966, khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, tác phẩm được đưa vào tập truyện cùng tên.

– Nội dung: Câu chuyện éo le và cảm động về tình cảm của hai cha con ông Sáu và bé Thu trong lần ông về thăm nhà và ở khu căn cứ. Qua đó, truyện ca ngợi tình cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh, đồng thời khẳng định sức sống mãnh liệt của con người.

– Nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả tâm lí, khắc họa tính cách nhân vật, đặc biệt là nhân vật trẻ em; xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên.

* Tác phẩm liên hệ:

+ Vẻ đẹp tình cảm gia đình trong Nói với con, Làng, Mây và sóng (Tago), Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông).

+ Tình cảm gia đình trong chiến tranh: Mẹ vắng nhà (Anh Đức), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)

+ Tâm hồn ngây thơ, hồn nhiên của trẻ thơ: nhân vật bé Thu (Chiếc lược ngà) và bé Đản (Chuyện người con gái Nam Xương)

15. Những ngôi sao xa xôi

– Tác giả: Lê Minh Khuê.

– Thể loại: truyện ngắn.

– Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

– Xuất xứ: Sáng tác năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt trên tuyến dường Trường Sơn. Tác phẩm được in trong tập truyện ngắn của Lê Minh Khuê, NXB Kim Đồng, Hà Nội 2001.

– Nội dung: tác phẩm kể về cuộc sống và chiến đấu kiên cường của 3 cô gái thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên lạc quan của họ.

– Nghệ thuật: Sử dụng vai kể là nhân vật chính; cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động trẻ trung; nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc tinh tế, sắc sảo.

* Tác phẩm liên hệ:

+ Hình ảnh nữ thanh niên gan dạ, dũng cảm trong Khoảng trời – hố bom của Lam Thị Mĩ Dạ:

“Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường

Ðể cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương

Cho đoàn xe kịp giờ ra trận

Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa

Ðánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom…”

+ Hình ảnh người lính dũng cảm, bất khuất, lạc quan, yêu đời: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

+ Vẻ đẹp tuổi trẻ Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước: Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Lặng lẽ Sa Pa.

16. Mùa xuân nho nhỏ

– Tác giả: Thanh Hải.

– Thể thơ: Thơ 5 chữ.

– Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả.

– Xuất xứ: Được viết vào tháng 11/1980, khi tác giả đang nằm trên giường bệnh không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời. Tác phẩm được in trong tập thơ “Thơ Việt Nam 1945- 1985” NXB-GD Hà Nội.

– Nội dung: Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên và đất nước, thể hiện tình yêu tha thiết với cuộc đời và ước nguyện chân thành góp mùa xuân nho nhỏ của đời mình vào cuộc đời chung, cho đất nước.

– Nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ có âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết, giàu chất nhạc và gắn với các làn điệu dân ca. Hình ảnh tiêu biểu, sử dụng biện pháp chuyển đổi cảm giác và thay đổi cách xưng hô hợp lí.

Xem thêm:  Kể về một người bạn mà em mới quen - Văn hay lớp 5

* Tác phẩm liên hệ:

+ Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp và tình yêu cuộc sống thiết tha trong: Cảnh ngày xuân.

+ Tinh thần cống hiến cuộc đời mình cho quê hương, đất nước: Viếng lăng Bác, Lặng lẽ Sa Pa.

17. Viếng lăng Bác

– Tác giả: Viễn Phương.

– Thể thơ: thơ 8 chữ.

– Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả.

– Xuất xứ: Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ “Viếng lăng Bác” được sáng tác trong dịp đó và in trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978).

– Nội dung: Bài thơ thể hiện niềm xúc động thành kính, thiêng liêng, lòng biết ơn, tự hào pha lẫn đau xót của tác giả khi vào lăng viếng Bác, đồng thời bày tỏ niềm mong mỏi được hóa thân thành một phàn thiêng liêng tô thắm lắng Bác và cuộc đời.

– Nghệ thuật: Giọng điệu trang trọng, tha thiết, sâu lắng. Nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp, giàu tính biểu tượng vừa gần gũi thân quen, vừa sâu sắc.

* Tác phẩm liên hệ:

+ Tinh thần cống hiến cuộc đời mình cho quê hương, đất nước: Viếng lăng Bác, Lặng lẽ Sa Pa.

+ Niềm tôn kính lãnh tụ: Bác ơi! (Tố Hữu)

18. Sang thu

– Tác giả: Hữu Thỉnh.

– Thể thơ: thơ 5 chữ.

– Phương thức biểu dạt: Biểu cảm, miêu tả.

– Xuất xứ: Viết vào năm 1977, được in lần đầu trên báo Văn nghệ, sau được in trong tập thơ “Từ chiến hào đến thành phố”.

– Nội dung: Những cảm nhận tinh tế về những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời từ hạ sang thu, qua đó bộc lộ lòng yêu thiên nhiên gắn bó với quê hương đất nước của tác giả.

– Nghệ thuật: Dùng những từ ngữ độc đáo, cảm nhận tinh tế sâu sắc. Từ ngữ, hình ảnh gợi nhiều nét đẹp về cảnh làng quê thân thuộc, về tình cảm mến yêu thiên nhiên sâu sắc của tác giả.

* Tác phẩm liên hệ:

+ Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và tình yêu cuộc sống thiết tha: Mùa xuân nho nhỏ, Cảnh ngày xuân, Đoàn thuyền đánh cá…

+ Vẻ đẹp bức tranh mùa thu và những rung cảm tinh tế của con người: Tiếng thu (Lưu trọng Lư), Mùa thu câu cá (Nguyễn Khuyến):

“Em không nghe mùa thu

Dưới trăng mờ thổn thức?

Em không nghe rạo rực

Hình ảnh kẻ chinh phu

Trong lòng người cô phụ?

Em không nghe rừng thu

Lá thu kêu xào xạc

Con nai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô?”

(Tiếng thu – Lưu Trọng Lư)

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo”.

(Mùa thu câu cá – Nguyễn Khuyến)

19. Nói với con

– Tác giả: Y Phương.

– Thể thơ: Tự do.

– Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả.

– Xuất xứ: Sáng tác sau 1975. In trong tập thơ “Việt Nam 1945- 1985”.

– Nội dung: Bài thơ là lời tâm tình của người cha dặn con thể hiện tình yêu thương con của người miền núi, về tình cảm tốt đẹp và truyền thống của người đồng mình và mong ước con xứng đáng với truyền thống đó.

– Nghệ thuật: Thể thơ tự do thể hiện cách nói của người miền núi, hình ảnh phóng khoáng vừa cụ thể vừa giàu sức khái quát vừa mộc mạc nhưng cũng giàu chất thơ. Giọng điều thiết tha trìu mến, lời dẫn dắt tự nhiên.

* Tác phẩm liên hệ:

+ Vẻ đẹp tình cảm gia đình, tình yêu thương con: Chiếc lược ngà (tình yêu thương con của ông Sáu), Lão Hạc tình yêu thương con trai của lão Hạc), Làng (nỗi lo lắng cho con của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc).

+ Niềm tự hào về quê hương, đất nước: Làng (Kim Lân),

+ Tình cảm cha con: Mây và sóng (Tago), Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông), Dặn con (Hoàng Nhuận Minh)

“Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng

Nghe con bước, lòng vui phơi phới.”

“Cha lại dắt con đi trên cát mịn,

Ánh nắng chảy đầy vai

Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời

Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ:

“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,

Để con đi!”

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì

Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm

Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận

Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”

(Những cánh buồm – Hoàng Trung Thông)

“Con sẽ là sóng, mẹ sẽ là một bờ biển lạ lùng.

Con sẽ lăn, lăn, lăn mãi

và vỗ vào gối mẹ, cười vang.

Và không một ai trên cõi đời này biết nơi đâu mẹ con ta đang ở”

(Mây và sóng – tago)

Dặn con (Hoàng Nhuận Minh)

Chẳng ai muốn làm hành khất

Tội trời đày ở nhân gian

Con không được cười giễu họ

Dù họ hôi hám úa tàn.

Nhà mình sát đường, họ đến

Có cho thì có là bao

Con không bao giờ được hỏi

Quê hương họ ở nơi nào.

Con chó nhà mình rất hư

Cứ thấy ăn mày là cắn

Con phải răn dạy nó đi

Nếu không thì con đem bán.

Mình tạm gọi là no ấm

Ai biết cơ trời vần xoay

Lòng tốt gửi vào thiên hạ

Biết đâu nuôi bố sau này…

Theo Vanmautonghop.com

Check Also

Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha - Văn hay lớp 10

Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha – Văn hay lớp 10

Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha – Bài làm 1 Đối với …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *