Home / Ngữ văn / Văn miêu tả / Viết một đoạn văn nói về người hàng xóm của em

Viết một đoạn văn nói về người hàng xóm của em

Viết một đoạn văn nói về người hàng xóm của em – Bài làm 1

Chị Phương là hàng xóm của em, nhà chị chỉ cách nhà em một con hẻm nhỏ. Ngày ngày, em vẫn thường sang chơi với chị và rất hay được chị cưng chiều. Cuộc sống của chị mồ côi mẹ ngay từ tấm bé, chị sống mà thiếu mất đi tình yêu thương bao la của mẹ. Bố chị vì thương con mà ở vậy không đi bước nữa, chăm no, nuôi nấng chị cho đến tận bây giờ. Năm nay chị đang học lớp Mười hai tại trường chuyên của tỉnh. Cả xóm em ai nấy cũng đều khen, và yêu quý chị. Hiếm có người con gái nào như chị, vừa đẹp người lại vừa đẹp nết. 

Ở chị có một điểm mà em rất quý mến và kính phục, đó là tình thương vô bờ đối với những người già. Cụ Tứ sống ở cách nhà em một khoảnh vườn, cụ một cuộc sống đơn độc chỉ có một mình trong căn nhà nhỏ. Cụ sống không con cái, không cháu chắt. Nghe đâu trước đây cụ Tứ cũng đã có gia đình, nhưng vì chiến tranh mà đã cướp mất đi cụ ông và người con trai duy nhất bà có. Từ đó cho tới nay, cụ Tứ vẫn sống thui thủi chỉ một mình. Cảm thông cho số phận đơn bóng của bà cụ, chị Phượng vẫn ngày ngày qua thăm và chăm sóc cụ. Lần  nào sang với bà cụ, chị cũng đều rủ em cùng qua chơi, và giúp đỡ cụ. Chị thường sang giúp cụ Tứ quét dọn nhà cửa, giặt giũ và quần áo, thường cơm cháo chăm sóc mỗi khi cụ bị ốm. Tuy không phải ruột rà máu mủ, không phải họ hàng thân thích, thế nhưng chị Phượng vẫn chăm lo cho cụ, thương yêu cụ như người nhà. Điều đó thật đáng quý, thật đáng trân trọng biết bao. Còn với em, chị coi em như đứa một đứa em ruột, luôn thương yêu em. Mỗi khi có cái gì ngon, hay cái gì đẹp thì chị cũng đều để dành chia phần cho em, những lúc rảnh chị còn hướng dẫn cho em học nữa. Bố mẹ em  cũng rất quý chị, luôn coi chị như con gái của mình.

Xem thêm:  Bài văn hay tả một ngày mới ở thành phố

Viết một đoạn văn nói về người hàng xóm của em – Bài làm 2

Cạnh nhà em có bác hàng xóm tốt bụng tên là bác Tình. Nhà bác ở sát nhà em luôn, chỉ cách có một bức tường làm hàng rào thôi.

Bác Tình năm nay đã 49 tuổi, bác nhiều hơn bố em 7 tuổi. Dáng bác cao, lại dong dỏng gầy gầy nhưng nhìn bác rất khẻo mạnh và rắn chắc nữa. Mái tóc đen được cắt ngắn để lộ khuôn mặt hình chữ điền phúc hậu của bác. Đôi mắt đen nhánh lại rất sáng nhưng có in hằn nhiều vết chân chim bởi sự vất vả cực nhọc của một người nông dân. Mỗi khi bác ấy làm việc thì không ai có thể chê trách được, bác làm gì cũng rất nhanh nhẹn và tháo vát nữa. Em hay trèo tường sang nhà bác chơi với con trai bác, vì hai chúng em cùng tuổi, lại học cùng lớp nên chơi rất thân. Có hôm mải chơi, em quên cả giờ ăn cơm, bác đi làm về thấy vậy liền bảo em ở lại ăn cơm cùng luôn. Vì hai đứa học cùng lớp nên mỗi lần đi học em cũng được bác chở đi luôn, hôm trời nắng cũng như trời mưa bác đều đến đúng giờ để chở bọn em về.

Bác rất thương em, lại hay mua kẹo cho em nữa. Mọi người xung quanh đều quý bác ấy vì bác ấy vừa hiền lành lại vừa tốt bụng. Em coi bác ấy như một người bố thứ hai, có chuyện gì em cũng hay kể cho bác ấy nghe hết.

Xem thêm:  Đề thi HSG Trại hè Hùng Vương Ngữ văn 11 năm 2019 Phú Thọ

Viết một đoạn văn nói về người hàng xóm của em – Bài làm 3

Ông bà em đã già, sức khỏe không được như trước nữa nên bố mẹ em quyết định chuyển sang ở hẳn cùng với ông bà để tiện chăm sóc. Trong khoảng thời gian đó, em đã được làm gặp và làm quen cô Liên – một giáo viên mầm non đồng thời cũng là người hàng xóm thân với gia đình em.

Cô có dáng người mảnh mai và dong dỏng cao. Khuôn mặt cô thon tròn, trắng với đôi gò má ửng hồng. Đôi mắt cô to và hiền dịu, đeo cặp kính cận đen và dày cộm. Mái tóc của cô dài ngang lưng, đen óng ả. Cô thường chải và sau đó búi gọn gàng. Thường ngày cô hay mặc áo có cổ cùng quần Âu để đi dạy học. Khi ở nhà, cô mặc áo phông cùng quần sooc. Những hôm trời hè oi ả, cô mặc váy hoa xòe nhìn rất đáng yêu.

Cô thường hay sang nhà em chơi. Mỗi lần như thế, cô thường mang những món quà nho nhỏ cho em: lúc thì là một cái cặp tóc nơ hồng, lúc thì gói bim bim, có khi lại là một cuốn truyện tranh thiếu nhi. Cô rất tốt bụng và chu đáo. Ông bà em kể rằng, có những hôm trái gió trở trời, ông bà đau nhức mình mẩy không thể tự mình lo việc bếp núc nhà cửa, mà bố mẹ em đi công tác xa không thể tới thì cô hay qua phụ giúp. Cô quét dọn nhà cửa và nấu cơm rồi ở lại ngồi ăn cùng ông bà. Vào những ngày nghỉ hay sau giờ làm, cô hay qua xem tình hình sức khỏe của ông bà nữa. Bố mẹ em biết vậy cũng yêu quý cô lắm. Gia đình em ai ai cũng coi cô là một thành viên trong nhà.

Xem thêm:  Tả đặc điểm nổi bật của khuôn mặt mẹ em

Sang tháng cô đi lấy chồng và sẽ không còn ở lại đây nữa. Tuy rất buồn và sẽ rất nhớ cô, nhưng em luôn mong cô sẽ hạnh phúc và thành công trong công việc.

Viết một đoạn văn nói về người hàng xóm của em – Bài làm 4

Ở cách nhà tôi hai căn hộ là nhà bác Khánh. Bác là bạn của ba tôi, cùng công tác với nhau trên tỉnh. Nhà tôi và nhà bác thân nhau lắm. Ba tôi coi bác như người anh ruột của mình. Còn bác thì lại coi ba tôi như người em trai của bác. Tết nhất cúng giỗ hai nhà đều có nhau. Ba tôi thường nói: “Bác Khánh là một người rất tốt, ai cũng quý trọng bác ấy, thương bác ngần ấy tuổi đời rồi mà không có được một mụn con. Nhiều lần ngồi uống cà phê với bác ấy, thấy bác ấy cứ thẫn thờ nhìn những đôi vợ chồng vui vẻ dẫn những đứa con đi dạo chơi mà thương bác đến vô cùng”. Bác coi hai chị em tôi như những đứa con của bác vậy. Đi đâu xa về, bao giờ bác cũng có quà cho chị em tôi. Lúc thì hộp bánh sô cô la, lúc thì con búp bê tóc văng, mắt xanh, lúc thì con gấu nhồi bông mập ú… Bác thường gọi hai chị em tôi bằng một tên gọi thật dễ thương: “Con gái!”. Mỗi lần như thế, tôi thường chạy đến bên bác. Bác ôm tôi vào lòng, rồi đặt lên trán tôi, má tôi những cái hôn ấm áp. Tôi có cảm giác giống hệt như ba tôi thường ôm tôi vào lòng vậy. Cả hai chị em tôi là tôi nhớ như nhớ ba của mình. Nhớ đến da diết.

Check Also

Tả lại cây phượng vĩ trên sân trường em

Tả lại cây phượng vĩ trên sân trường em

Tả lại cây phượng vĩ trên sân trường em – Bài làm 1 Có thể …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *